BẠN CÓ BIẾT NGƯỜI SẮP TỰ SÁT CÓ TÂM LÝ NHƯ THẾ NÀO KHÔNG?

by admin

Mỗi khi có một bài báo viết về việc người có ảnh hưởng trong xã hội tự chấm dứt cuộc sống của mình, các bác sĩ khoa tâm thần lại thấy căng thẳng. Vì rất nhiều trong số những bệnh nhân đến tư vấn tâm lý nói rằng: “Xem báo thì thấy những người như thế còn c.h.ế.t thì người như tôi cũng đương nhiên nên như thế, không phải sao?”

Tự sát đối với người đã đi có thể chỉ là một vấn đề lớn nhưng thật ra nó chính là nỗi đau cực kỳ to lớn đối với người sống. Bởi gia đình, bạn bè của người đó sẽ mang một vết thương tâm lý lớn.

Trên thực tế, cuộc đời luôn tồn tại muôn vàn mâu thuẫn, chúng ta khao khát muốn sống, nhưng một mặt cũng vô cùng không muốn sống nữa. Thêm nữa, rất có thể suy nghĩ tự sát luôn tồn tại trong não của chúng ta như một vấn đề mang tính bẩm sinh.

Theo nhà tâm lý học người Áo Sigmund Freud, thần kinh của chúng ta luôn tồn tại ý chí muốn sống và ý chí muốn chết. Và chúng thường được gọi là tâm lý của E-ros và Tha-na-tos.

Thực tế, nếu hai ý chí kể trên không cùng tồn tại, khi sự cân bằng và hài hòa của thần kinh bị phá vỡ, thứ mà con người cảm nhận trước tiên sẽ là cám dỗ tự sát. Đây có thể được gọi là một bệnh miễn dịch về tâm thần mang tính cực đoan. Ta sẽ có tâm lý tự hủy hoại bản thân và biến mất khỏi thế gian này.

Thật ra, tự sát là tâm lý dù muốn hủy hoại cả thế giới và những kẻ đã xem thường mình nhưng lại không đủ can đảm để làm điều đó nên quyết định xóa bỏ thế giới của riêng mình. Ngoài ra, trong mắt của người ngoài, đó có thể là một hành động bốc đồng, nhưng hầu hết bên trong nội tâm của đương sự vốn dĩ đã có rất nhiều vấn đề đang xảy ra.

Như một tòa nhà cũ liên tục nứt thì sẽ có lúc đổ sập xuống, con người cũng vậy, khi phải chịu đựng những lời xúc phạm, coi thường, khinh miệt, dần dần lòng tự ái cũng sẽ bị tổn thương, và đến một lúc nào đó người ta sẽ dứt khoát tự chọn cho mình bước đường cùng.

——-

“Tôi ước mình chưa từng được sinh ra” – Liệu chúng ta có thật sự hiểu về tự sát.

You may also like

Leave a Comment