Hôm nọ lúc dọn dẹp vườn tược tôi ngộ ra được điều này.
Chuyện là sân nhà tôi và nhà hàng xóm có một gốc cây của chung. Khởi nguyên là do những con chim tha hạt từ đâu đến rồi thả vào các kẽ nứt trong sân. Lúc tôi mới chuyển đến, nó chỉ to bằng ngón tay, các anh thợ sửa nhà hỏi tôi có muốn nhổ luôn không; tôi bảo không, dù dì cũng bắt đầu nảy mầm rồi, tôi nghĩ nên để nó lớn lên.
Quả không phụ lòng tôi, chỉ mấy năm ngắn ngủi mà bây giờ nó đã cao bằng nhà 3 tầng rồi, lại còn là một gốc cây rất to nữa. Ừm, và tôi sẽ phải chịu cái giá của trưởng thành của nó – quét lá rụng trong sân mỗi ngày.
Nhưng, “cây cao che bóng cả”, cành lá của nó che mất ánh sáng của nhà hàng xóm. Nếu nó còn tiếp tục sinh trưởng cao hơn nữa, nhất định sẽ có ngày bị hàng xóm xách rìu sang đòi chặt vì che mất ánh sáng nhà người ta.
Bạn nghĩ, nó nên theo đuổi châm ngôn cuộc sống tiến tới như: “một gốc cây ven đường cũng có ngày nắm giữ một phương trời” hay nó nên thu mình để bảo vệ bản thân với lời than trách: “vận mệnh trêu ngươi, đây không phải thời đại thuộc về ta”?
Mãi mãi nó sẽ không biết, từ thuở ban sơ, nó chỉ là hạt mầm bé nhỏ được chim thả vào sân; vừa hay gặp một người muốn nó tiếp tục sống; nếu người đó không muốn phá huỷ kết cấu sân nhà mình, “nhổ cỏ tận gốc” từ khi nó còn non trẻ, thì đó cũng là số mệnh đã định.
Nếu ví như sân nhà tôi là “đạo”. Cây non kiên cường sinh trưởng từ những kẽ nứt sẽ là kẻ tài hoa biết phấn đấu, mà tôi và con chim tha hạt nọ lại là một phần của “duyên”; duyên khởi và sự tài hoa tự thân có thể thay đổi ngoại cảnh, tạo ra một vùng trời cho mình vùng vẫy. Nhưng nếu những kẻ tài hoa ấy quá chói mắt, chỉ biết phát triển chính mình và độc thân mở rộng vùng lãnh địa theo bản năng mà quên đi các nhóm lợi ích thì điều đó sẽ dẫn đến sự diệt vong; không mọc cành tràn lan, tập trung vươn cao những cành lá chủ chốt mới là cách phát triển khôn ngoan như thể nhìn thấu ý trời. Bởi vì ý sau của câu “cây cao che bóng cả” là “cây to đón gió lớn” mà.