Trong cơn bão “Thời trang” và đặc biệt là “Thời trang đường phố” nơi mà các hãng thời trang – từ highend đến fastfashion chạy đua trong cuộc chiến giành thị phần, season after season và quảng cáo rầm rộ trên mạng truyền thông. Khiến chúng ta mua không kịp trở tay, mua không kịp suy nghĩ vì thực sự quảng cáo rất bắt mắt, rất đỉnh – các bạn có thực sự nhận ra rằng: Có những lúc chúng ta thích thương hiệu đó (Trong thâm tâm chúng ta nghĩ vậy vì chúng ta sở hữu nhiều món đồ của thương hiệu nào đó), nhưng tự dưng quên bẵng đi mất màu sắc của 2 – 3 mùa trước, artwork nó ra sao, hay những items cũ bạn cảm thấy như thế nào, chúng ta mặc nó như thế nào. Hay nói 1 cách mĩ miều là – cảm giác khi sở hữu một món đồ, khi mặc nó lên người, liệu chủ nhân là chúng ta, có còn nhớ??
Do đó, tiêu đề chất lượng hay số lượng mới hiện ra. Vì như ti tỉ bài viết trước, thời trang do con người sáng tạo và làm ra – vậy ý nghĩa của chúng là để phục vụ cho chúng ta. Quần áo có làm bạn trở nên sang trọng, quần áo có làm bạn trở nên thoải mái, có làm bạn vận động dễ hơn không? Hay bạn là 1 type người sống nội tâm – quần áo bảo vệ bạn, giúp bạn cảm giác an toàn, che giấu bạn. Hay bạn là người sống hướng ngoại – quần áo bạn mặc có xu hướng thoải mái, show những phần bạn thích lộ ra ngoài. Không phải tự nhiên mà có 1 bộ môn tâm lý học dựa vào trang phục một người mặc mà dự đoán được tính cách của nhân vật đâu.
HAY – chúng ta là những con người chỉ theo 1 xu hướng, như bao con người khác, mua 1 thứ 1 loại quần áo rồi vứt nó vào xó tủ khi hết xu hướng như cái cách thiên hạ vẫn làm.
Mỗi con người là 1 cá thể nhỏ trong xã hội đa dạng, và tất nhiên mỗi họ đều có 1 cá tính riêng, từ tâm hồn với thể chất vật lí. Vì đây là 1 xã hội văn minh, bạn không thể trần truồng để suồng sã “Show” tâm hồn với thế giới bên ngoài. Thời trang chính là cái cách một cá thể có thể show được tính cách của họ ra cho cộng đồng.
Tuy nhiên – khi bạn theo chung 1 xu hướng, 1 màu sắc và 1 artwork giống nhau, sự khác biệt của bạn về như bằng 0. Bạn sẽ mua hàng, mặc giống như cả thiên hạ làm – bạn nghĩ rằng mình nhiều lựa chọn, nhưng bộ não đã ghi nhận sự ham muốn của bạn chỉ dừng lại “Tao muốn mặc giống A, B,C”. Lựa chọn của bạn không nhiều, nó chỉ giới hạn ở những gì cung cấp cho bạn tại một thời điểm nhất định.Bạn bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi 1 người đi trước hay 1 nhân vật nổi tiếng nào đó, bạn của bạn mua khiến bạn phải mua cho bằng được, dù chưa biết nó có hợp với mình hay không. Nhiều khi chúng ta tưởng rằng Xã hội mới, chúng ta aka khách hàng là người chủ cuộc chơi, nhưng không, chúng ta chỉ là 1 người theo dõi đơn giản và làm theo như cái máy những gì thương hiệu muốn.
“Quantity” vs “Quality” dựa vào rất nhiều thói quen mua đồ của bạn. Do những thói quen và suy nghĩ kể trên, bạn lao vào cuộc chơi “không hồi kết” lên. Nó tạo ra một luẩn quẩn như sau – bạn mua 1 cái áo, cái quần, bạn còn chưa hưởng thụ hết, chưa enjoy được chất vải, kỹ thuật may như thế nào thì nó đã ra season mới và bạn lại thấy hang loạt bạn bè, người nổi tiếng sở hữu. Bạn bắt buộc phải mua cho bằng chị bằng em và quên bẵng rằng “Mình thực sự chưa hưởng thụ hết món đồ trước nữa”. Và chúng ta hay nói “Fast fashion” – nhưng không, còn ở bản thân “Fast thinking” của mỗi cá thể.
Hệ quả:
Khi thời trang trở nên ăn liền và xu hướng, sự phô trương được quảng bá rầm rộ cực điểm – điều này đã thói quen “Mua hàng” của đại đa số thị trường trở thành tập tính với chu kì ngắn – từ theo mùa, theo năm đã thành theo tháng và có khi theo tuần. Tuần này mà mình không mua được cái áo, cái quần thì mình khó chịu lắm.
Và hệ quả rằng, easy come easy go – khi chúng ta càng mua nhiều, thì niềm cảm hứng của chúng ta càng bị mất dần và thói quen “Có mới nới cũ” khiến chúng ta bỏ những sản phẩm cũ để tìm tới cái mới. Đó là tâm lí dễ thấy hiện tại.
Lí do to bự này đã đập chết Thời trang chất lượng và dành chỗ cho Thời trang số lương – vì đơn giản, các thương hiệu cũng không thể bỏ quá nhiều chi phí để làm 1 sản phẩm chất lượng rồi khách hang quên lãng ngay đi lập tức.
Các số liệu thống kê đã chứng minh rằng : Càng mua nhiều, chúng ta càng mau chán. Vì đơn giản, chúng ta đã tự đánh mất niềm cảm hứng khi mua một món đồ. Hãy cũng nhớ lại khi nhỏ, khi được tặng hay mua 1 chiếc áo GAP hay Levis, bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc lắm, bạn sẽ mặc nó cực kì nhiều – và đây chính là thời gian bạn trải nghiệm chất lượng của sản phẩm đó. Nhưng bây giờ, 1 chiếc áo denim của Levis có lẽ chúng ta chỉ mặc 1 -2 lần rồi cất tủ, và chặc lưỡi : “Chà – Levis không bền như hồi xưa nữa nhỉ”. Không, chỉ đơn giản là bạn chưa bỏ nhiều thời gian để cảm thụ nó và bạn đang theo “thời trang nhanh”.
Một tủ quần áo đầy, lộn xộn có phải đang tượng trưng cho con người của bạn? Hay trong đó là những món đồ bạn mua theo chúng bạn mà thực sự có khi bạn không thích mặc nó vì nó không hợp với bạn? Đây là 1 cách bạn đang theo số lượng, nếu bạn theo chất lượng – đầu tư có tư duy, thì hẳn bạn sẽ cần ít đồ hơn, đơn giản nhưng tinh tế hơn – cho phép bạn là con người bạn, tự tin và phối đồ theo sở thích bạn hơn, tự do và nó sẽ tự cập nhật theo gout thời trang của bạn. Đó mới là “Chất lượng”