Hôm nay tôi đã nghe được 1 bài Podcast rất hay trên kênh “diu túp” Hiếu Nguyễn. Video có tựa đề là “Một cuộc đời đáng sống”. Có bao giờ bạn thử mường tượng ra cuộc đời của bạn sẽ được kể lại như thế nào sau khi bạn ra đi chưa?
Tôi thì chưa, tôi hiếm khi nào nghĩ tới những điều xa vời như vậy. Mối bận tâm của tôi đơn giản chỉ xoay quanh sức khỏe, tiền bạc và các mối quan hệ xã hội. Tôi vẫn biết ơn cuộc đời mỗi ngày vì cuộc sống thảnh thơi vô tư mình đang tận hưởng. Nhưng tôi biết rõ rằng nếu cứ mãi như vậy thì mình sẽ rất thụ động trước những mối hiểm họa luôn rình rập từ “đời” trực chờ lấy mất đi hạnh phúc tôi đang sở hữu. Tôi cũng lo sợ một ngày nào đó, tôi liệu có đủ sức để tự lèo lái cuộc đời mình không?
Trong Podcast này, anh Hiếu chia cuộc đời con người làm 3 giai đoạn chính:
1. Đầu tư
– Có 3 việc cần phải dốc lòng theo đuổi trong năm đầu tiên sau khi tự chủ cuộc đời, kể từ năm 18 tuổi:
+ Trải nghiệm: Làm thật nhiều công việc bạn hứng thú để tìm ra niềm đam mê đích thực bạn muốn theo đuổi tới cùng.
+ Kiến thức: Học mọi kiến thức bạn có thể tiếp cận vì biết đâu sau này lại cần.
+ Tài chính: Hãy cố gắng tự nuôi bản thân sau năm 18 tuổi và có 1 khoản tiết kiệm đều đặn mỗi tháng.
+ Mindset: Tự do tài chính, biết đủ, phát triển bản thân và kiên trì.
2. Tận hưởng
– Đây là giai đoạn bạn có thể tận hưởng thành quả của 17 năm tuổi trẻ nỗ lực phấn đấu. Lúc này bạn đã có tấm khiên an toàn trước hầu hết các rủi ro trong cuộc sống và có thể xử lý một cách tự tin nhất dù là chuyện gia đình hay công việc.
3. Chia sẻ
Tới giai đoạn này, bạn sẽ nghĩ tới sự chia sẻ và kế thừa. Không phải là tài sản vật chất mà bạn sẽ để lại cho con cái của bạn mindset, kiến thức và kinh nghiệm ban từng trải qua. Hoặc bạn có thể đào tạo 1 lớp trẻ kế thừa và phát huy thành tựu trong công việc mà bạn đã gây dựng. Tới đây, bạn đã yên tâm nhìn lại bức tranh toàn cảnh về cuộc đời mình, mỉm cười và chờ ngày rời khỏi thế gian với tất cả sự nhẹ nhàng và bình yên nhất.
Tất nhiên, sẽ không phải bất cứ bức tranh nào bạn vẽ ra, bất cứ kế hoạch nào bạn lập nên cũng thuận buồm xuôi gió theo ý bạn. Nhưng ít nhất, ta nên có một bản phác thảo để dùng nó như la bàn định hướng, tránh bị lầm đường lạc lối, nhắc nhở ta hướng tới mục tiêu ban đầu.
Cuộc đời bạn đang ở giai đoạn nào?
Biên soạn theo “Ở đây cho bạn động lực” và kênh “diu túp” Hiếu Nguyễn.