Bạn tóm tắt Tam Quốc như thế nào?

by admin
Q: Bạn tóm tắt Tam Quốc như thế nào?A: Daniel Zhang:

Hưng, bách tính khổ.

Vong, bách tính khổ.

Sự trỗi dậy của một đế quốc – là nỗi khổ của nhân dân.

Sự suy tàn của một đế quốc – cũng là nỗi khổ của nhân dân.

Tôi nghĩ câu trích dẫn trên từ bài thơ sâu sắc “Sơn pha dương – Đồng Quan hoài cổ” là câu mô tả phù hợp nhất các thời chiến loạn ở Trung Quốc, bao gồm cả thời Tam Quốc.

Nên nhớ là Tam Quốc là một phần quan trọng trong lịch sử phong kiến Trung Hoa. Và vào thời phong kiến, chính trị, chiến tranh và tham vọng cá nhân là mục tiêu trong trò chơi của các tầng lớp cao – đó là, quý tộc, quan lại và các bộ lạc. Đó là những người chơi duy nhất và là những người ghi lại lịch sử. Vì vậy, chúng ta thấy được các bậc anh hùng, quân vương, những kẻ nổi dậy và những sự kiện lớn – những thứ mà được ghi chép kỹ lưỡng trong lịch sử trong khi xương máu của nhân dân – những thứ chính tạo nên một đế quốc thì bị coi là vụn vặt, tiểu tiết. Mọi người cảm thán khi các anh hùng đứng lên nổi dậy và than thở cho việc họ hy sinh, nhưng cái mà chúng ta không thường hay nhận ra và quan tâm là nỗi đau, những mất mát, những chịu đựng đau khổ và sự hy sinh của bao nhiêu bách tính vô tội đằng sau thành công của những vị anh hùng đó – cái mà đương nhiên bị ẩn trong một cái góc khuất của lịch sử.

Có một thành ngữ Trung Hoa là:

一将功成万骨枯

Nhất tướng công thành vạn cốt khô.

Mỗi một vị tướng khi thành công đều phải trả giá bằng cả vạn bộ xương binh lính hy sinh.

Những vị anh hùng sống sót và được vạn thế ngợi ca, trong khi những người hy sinh đã bị chôn vùi theo lịch sử, cái tên của họ thậm chí không bao giờ được biết đến trong một giây.

Trong thế kỷ hỗn loạn như Tam Quốc, cái mà chúng ta nên chú ý là nỗi thống khổ vô biên của bách tính. Những lãnh đạo tài ba như Tào Tháo, Lưu Bị và Tôn Quyền được ngợi ca và có vị trí cao trong lịch sử, nhưng chính lòng tham hèn hạ, sự nhẫn tâm và tham vọng quyền lực của những người đó đã đẩy người dân vào chốn lầm than.

Kể tử khi giặc Khăn Vàng nổi dậy, khi nhà Hàn lần lượt mát đi quyền kiểm soát các lãnh chúa của nó, các lãnh chúa bắt đầu chơi trò chơi có động cơ xuất phát từ lòng tham quyền lực và cái ngôi thiên tử. Đổng Trác có cơ hội đầu tiên kiểm soát thiên tử và triều đình – và các lãnh chúa quân phiệt khác đã huy động quân đội bảo vệ thiên tử, nhưng rồi khi đạt được chiến thắng nhỏ, các lãnh chúa ngay lập tức gỡ bỏ cái mặt nạ đạo đức giả của họ. Một triều đại một thời vĩ đại đã tan thành trăm mảnh vì những lãnh chúa quân phiệt sau những trận chiến hỗn loạn. Nhưng Trời đã không bỏ nhà Hán, và Tào Tháo đã thống nhất miền Bắc, khống chế thiên tử để kiểm soát các lãnh chúa. Những lãnh chúa bất trung với nhà Hán đã lần lượt bị đánh bại. Có lẽ, bách tính đã từng nghĩ, đây là thời kỳ đen tối trước bình minh và chiến tranh sẽ sớm kết thúc, cuộc sống sẽ trở lại bình thường. Sai. Trong Đại chiến Xích Bích, miền Nam chỉ có thể trở lại vào tay nhà Hán và đát nước chỉ có thể tái thống nhất khi Tào Tháo thắng. Nhưng vận mệnh rất thích trêu đùa phàm nhân, và bất hạnh thay, Tào Tháo bại trận, tuột mất cơ hội tốt nhất và duy nhất để giành lại giang sơn phía Nam về nhà Hán. Có lẽ đã có thể có hòa bình, nhưng Tôn Quyền không hề muốn nó mặc cho bách tính lầm than; Lưu Bị cũng không muốn nó dù thân là hoàng thất và thấy dân chúng của ông ta khốn khổ. Cái mà họ quan tâm chỉ là cái ngôi vị Cửu Ngũ Chí Tôn dành cho họ và hưởng thụ vị ngọt của quyền lực. Những kẻ đó không phải là anh hùng, đó là những tên khốn khiếp và những tên tội đồ tày trời nhất.

Vì thế, có phải Tam Quốc là một chương sử huyền thoại? Không. Giống như các cuộc chiến tranh giữa các lãnh chúa khác, nó là cái chương sử đáng khinh và ghê tởm nhất được xây dựng bởi các lãnh chúa quân phiệt độc ác, tàn nhẫn và tham lam. Hàng triệu người đói và chết vì những kẻ được gọi là “anh hùng đó” đã không làm gì để cứu họ mà chỉ tiếp tục các cuộc chiến tranh để thỏa mãn lòng tham của họ. Mỉa mai chưa, khi mà lịch sử của chúng ta mô tả những thành quả và sự vĩ đại của những lãnh chúa đó mà không hề có nửa lời mô tả sự tàn độc của họ.

Để tóm tắt Tam Quốc, chỉ cần hai câu:

兴,百姓苦;亡,百姓苦。

Hưng, bách tính khổ.

Vong, bách tính khổ.

Sự trỗi dậy của một đế quốc – là nỗi khổ của nhân dân.

Sự suy tàn của một đế quốc – cũng là nỗi khổ của nhân dân.

You may also like

Leave a Comment