BÀN VỀ VĂN HOÁ VIỆT NAM HẬU HIỆN ĐẠITác giả: Tiến sĩ Nam Le

by admin

Những người nói đạo lý (thường) sống như L — Top những câu nói hài hước ở Việt Nam, thể hiện phông/nền văn hoá của bạn (cộng đồng)

Từ lâu tôi không còn nói đến đúng-sai đến những câu nói/câu chuyện xảy ra ở Việt Nam. Vì đúng hay sai còn dựa vào thống kê, không có gì là đúng 100% và ngược lại, và tuỳ vào hệ quy chiếu: hệ quy chiếu của cá nhân, của nền văn hoá. Nhưng chắc chắn rằng, những điều được cho là hay là đúng bởi một người, một nền văn hoá, sẽ cho biết cái phông nền văn hoá của người đó/nền văn hoá đang ở nấc thang nào.

  1. Những người nói đạo lý (thường) sống như L

Tôi được nghe câu này không ít ở Việt Nam, thậm chí còn đến từ những người được cho là Kols, những chủ tịch (tạm gọi thế), những người thành công trong xã hội.

Điều tôi thắc mắc: Thế những triết gia từ cổ chí kim trong lịch sử đến đương đại thì sao? Họ chẳng phải là những người hay nói đạo lý nhất hay sao? Họ sống như L chỗ nào? Không có những triết gia từ cổ chí kim, thì đã không có những nền văn minh lớn như Hy Lạp dẫn đến La Mã rồi phương Tây thời Phục Hưng và Khai Sáng. Và ngay kể cả Á Đông, làm sao mà được gọi là nền văn minh nếu thiếu vắng những triết gia của đạo lão, đạo khổng,…và cả Phật giáo?

Nếu bạn tin rằng câu trên là đúng (nhiều phần trăm), điều này tiết lộ 3 chuyện:
— Cả cái nền văn hoá bạn sống/tin tưởng, chẳng có một triết gia nào trong suốt chiều dài lịch sử. Tất cả đều là “chân tay bo”.
— Bản thân bạn, cũng là người đi lên trong cuộc đời bằng “chân tay bo”, lầm lũi (nếu may mắn trúng quả) nhiều hơn là thích những “câu nói mà gợi mở cả một cánh cửa ánh sáng”.
— Cái xã hội bạn sống, vì vậy, mà mọi thứ “triết lý” đều chỉ là nơi để kiếm fame, bản chất không có nền tảng có gốc. Vì không có cái gốc, cho nên mạnh thằng nào thành đấy hay, đạp nhau mà ngoi lên ngoi xuống.

  1. Người giàu nói gì cũng hay, cũng đúng

Chỗ này khá buồn cười, vì người giàu (siêu giàu) thì cũng là con người. Mà con người, thì ai cũng có lúc sai lầm. Ngay cả lịch sử Á Đông cũng từng nói: thánh nhân cũng có lúc sai lầm nữa là người. Vậy mà, một bộ phận không nhỏ chỏ rằng: người giàu nói gì cũng đúng, cũng là hay.

Điều này nó thể hiện 2 việc:
— Bạn/cộng đồng đang thờ phụng đồng tiền/vật chất đến mức loá mắt.
— Bạn/cộng đồng bị nhiễm văn hoá tôn sùng: tôn sùng giáo lý, lãnh tụ,…thậm chí là bố mẹ/bề trên. Mà thiếu đi cái nhìn của cá nhân. Đây là do giáo dục.

Người giàu (siêu giàu), hay người nghèo (siêu nghèo), giải Nobel hay tổng thống…thì cũng có những lãnh vực mà người này là chuyên gia và cũng có lĩnh vực người đó thực sự không giỏi. Cho nên, không có chuyện: người giàu nói gì cũng đúng, cũng hay.

Các bạn, đó là văn hoá “tôn thờ”. Mà ở những nơi đây, thì vô cùng phổ biến.

  1. Nó giàu mà nó lại đi dạy cho bạn cách làm giàu à.

Điều này tôi cũng được nghe không ít. Đặc biệt là trong trào lưu chống lại các chương trình “dạy làm giàu”, các “sách dạy làm gìau”.

Điều này nghe thì có lý ở xứ sở này, vì: đúng là có quá nhiều khoá dạy làm giàu, mà chủ yếu là “lùa gà” vào các cuộc chơi “đỏ đen cờ bạc” ở các thị trường đồng tiền số hoá hay kể cả chứng khoán…Và thậm chí còn có cả “đa cấp”.
Cho nên những lời này, đôi khi lại là có ích với một nhóm không nhỏ các đối tượng: lười lao động mà muốn giàu nhanh.

Tuy nhiên, nếu tin rằng, điều trên đúng như một cách “chân lý”, thì nó lại tiết lộ về văn hoá của bạn/cộng đồng của bạn.

Thể hiện ở những điều sau:
— Văn hoá của bạn/cộng đồng của bạn thực sự thiếu một thứ: đó là Sự Chia Sẻ.
Điều này chắc quá rõ rồi. Á Đông thích “giấu bài trong tay áo”, đã là “tuyệt học là phải thất truyền” (bí cấp võ công, bài thuốc). Cho nên vì thế mà phát minh lẹt đẹt, kiến thức luân chuyển trong xã hội chậm.
Nó giỏi thật mà nó lại chia sẻ cho mày biết để mày giỏi hơn nó à.
==> đó là tư duy của các bạn.

Trong khi ở một nền văn hoá khác, kể từ thời Khai Sáng, họ đã nghiệm ra một thứ là: tính luân chuyển của kiến thức. Tức là: một phát minh/thành tự ở một thành bang ở Italia, nên được người ở một bang của Đức, của Anh biết,…từ đó sửa chữa phát triển, và tạo ra cái mới,…và tiếp tục là luân chuyển tiếp tục kiến thức đến tất cả những nơi quan tâm.

Đó là khởi phát của văn hoá Chia Sẻ của Tây Phương, cái mà tạo ra văn hoá “khoa học toàn cầu” sau này (thực chất trước là của phương Tây).
Rồi vì vậy, mà chúng ta mới có google database và internet.

Ở đây nói đến một thứ: văn hoá chia sẻ, từ trong tinh thần. Chứ không phải “bo bo giữ mánh”.

Văn hoá của nơi bạn sống, đã quen với việc: giấu bài.
Nhưng ở những nơi khác, việc người giỏi chia sẻ để người khác cùng giỏi. Việc một người giàu, chia sẻ các ví dụ trong cuộc sống anh ta gặp phải, để người khác tham khảo (không phải là dạy và nghe), để biết đâu củng cố thêm kinh nghiệm và kiến thức cho cả người nói/viết lẫn người nghe về các ví dụ làm giàu trong tương lai.
Các bạn hãy đọc về tỉ phú Buffett, ông đã học tập được những vị dụ từ ai, và chia sẻ cho những ai những ví dụ cuộc đời, và những ai đã phải cảm ơn điều này. Kể ra thì rất dài.

Tuy nhiên chỗ này cần lưu ý, cũng như cổ nhân kể cả Á Châu đã dặn: chọn bạn mà chơi, chọn thầy mà học. Không phải ai cũng tìm được “người thầy tốt”, cuốn sách hay,…trong thời buổi loạn lạc thông tin này.

Ngoài ra, tin vào điều trên, còn cho thấy một điều:
— Các bạn/nơi bạn sống làm giàu, vẫn là chộp giật, manh mún. Chứ không có để lại các bài học, môt hệ thống tư duy — để các thé hệ sau có thể chiêm nghiệm, phát triển lên.
Cho nên xã hội của các bạn, vẫn luôn là: “không ai giàu ba họ”. Còn xã hội của người ta, có người giàu 30 họ rồi.

You may also like

Leave a Comment