BAPE – từ đứa con cưng trở thành kẻ bị ruồng bỏ



by admin

Bài viết mang quan điểm cá nhân.

Khỏi phải nói – ai giờ hẳn cũng biết tới A Bathing Ape (BAPE) với logo chú Ape, hay Shark hoodie mà một thời bao nhiêu Hypebeast đang mặc. BAPE tà tà một năm ra collection đều đều, collab vài thương hiệu streetwear – sportwear khét tiếng. Sánh ngang với Supreme và từng là đầu cơn cho fans boy hai bên tranh cãi ỏm tỏi với nhau “Who is the King of Streetwear?”. Nhưng tại sao lại có cái tiêu đề đầu bài? Bape đang làm ăn ngon mà, vẫn nhiều người mặc mà? Tại sao lại từ 1 “Đứa con cưng của mẹ” thành “Kẻ bị ruồng bỏ?”

BAPE – dần dà bị xa lánh bởi Nhật Bản, xứ sở của nó.

Theo lời bạn mình kể – hay nói một cách khách quan, thì ngay tại xứ sở Hoa Anh Đào, quê hương của Bape – giới trẻ không còn mặc BAPE nhiều như lúc trước nữa. Câu chuyện có thể bắt nguồn từ “Tinh thần tự tôn dân tộc” của người Nhật.

Vì sao ư?
Vì đơn giản – BAPE bây giờ không còn là của NIGO – đứa con Nhật Bản nữa. Năm 2011 – BAPE được bán cho tập đoàn I.T của Hongkong và năm 2013 Nigo rời khỏi BAPE. Từ một biểu tượng của giới trẻ Nhật Bản và con phố sầm uất Harajuku – BAPE bây giờ như một đứa con ngoại lai và kinh doanh từ di sản người cha nó để lại. Nên việc trong các hình ảnh xem lại bây giờ, thấy khá khó để kiếm 1 thanh niên Nhật nào đó, sùng bái BAPE như hồi xưa (Tất nhiên phải nói các vấn đề như #HYPEbeast không còn nổi trội như hồi xưa và Streetwear không nắm giữ vị trí số 1 trong nền công nghiệp thời trang).

BAPE – không còn mang âm hưởng Nhật Bản hay đường phố.

I.T sử dụng BAPE như 1 công cụ kinh doanh và kiếm tiền của họ. Khá nhiều người sưu tập và theo BAPE từ lúc mới khai sinh ra, nhận định về độ vải và kĩ thuật in – BAPE mới không còn bóng dáng của NIGO hồi xưa nữa. I.T bòn BAPE như 1 con bò sữa /cashcow, in đi in lại những gì người ta thích ở BAPE – logo Bapehead, shark hoodie vân vân và mây mây. Tất nhiên, người cha NIGO đã đi – thì sao còn gì sáng tạo ở đó nữa.

Các collabs cũng mang những hình tượng tiêu biểu của BAPE vào trong đó, là camo – là apehead – và sự mới mẻ duy nhất mình có thể thấy được, lại đến từ bên collab. Do đó, giá trị của collab bị giảm sút rất nhiều, nó không phải là BAPE x A, B hay C nào đó – chỉ đơn giản là A, B hay C bỏ tiền ra mua bản quyền chú khỉ này và kết hợp cùng logo và thương hiệu của mình. Done! What’s difference?

So sánh thử với SUPREME – một kẻ cạnh tranh với BAPE.
Khác với BAPE thời I.T – SUPREME là 1 thương hiệu khá tự do về việc design và mang hình ảnh lên đó. Vì đó chính là SUPREME, tự do phóng khoáng và đả kích. SUPREME chắc iconic nhất vẫn là bogo trắng đỏ, nhưng việc áp dụng mọi thứ cùng với logo đó (Từ artwork, quotes, ảnh vẽ) lại tạo ra sự đa dạng trong sản phẩm của SUPREME, và tất nhiên họ không quá lạm dụng cái bogo này. Trong các collection của SUPREME, việc drop các áo tees / hoodie bogo thường ít hơn việc họ drop các sản phẩm trong collection với artwork design khác nhau. Chính điều này vừa khiến SUPREME thoải mái hơn vừa khiến bogo của họ lên 1 giá trị cao hơn.

Giá cả

Dù được so sánh chung hàng với SUPREME, nhưng BAPE lại có giá retail cao hơn rất nhiều (Nhưng về chất lượng vải bình thường thì có hơn thật). 1 chiếc Tee APE head đơn giản có giá rơi vào khoảng 7.000 yen hay tầm 3~4.000.000 vnđ, đồng nghĩa ở Nhật Bản – bạn có thể mua được 1 chiếc áo của Neighborhood, WTAPS.. và tất nhiên người ta vẫn ủng hộ JP brands hơn là 1 đứa con lai.

Xu hướng:


Giờ người ta không chỉ wear/mặc mà người ta còn mang style/thời trang lên nó. Và đó cũng chính là lí do nhiều người không còn ưu tiên BAPE nữa. BAPE chỉ sản sinh ra những sản phẩm mặc liền – và đúng nghĩa là chỉ để mặc, người ta khó có thể phối hay mang con người bản thân vào trong đó. Nhật Bản, nơi cá nhân của mỗi con người là tự do, thì đó cũng chính là 1 điểm trừ chết người của BAPE. Hãy nhìn vào daily fashion streetwear hay Tokyo Fashion Week thì có thể thấy độ phức tạp và cầu kì trong mỗi outfit của những người thích thời trang ở Nhật.

Sự ra đi của NIGO – không chỉ về linh hồn mà còn là mối quan hệ của BAPE. NIGO ra đi đồng nghĩa với việc sự kết nối với Pharrell Williams, với Lil Wayne, với hàng hà sa số các rappers undergrounds nổi tiếng khác của US là bị xoá sổ. Giờ có lẽ, I.T phải trả kha khá tiền nếu muốn những KOLs kia mặc đồ của BAPE. Và ở thời đại mà KOLs ảnh hưởng lớn tới sức mua của người tiêu dùng, thì đây là 1 thiệt hại vô cùng lớn.

BAPE vẫn buôn vẫn bán tốt, vẫn ra sản phẩm đều đều. Như với mình, BAPE đã không còn là BAPE mà mình yêu thích, từ khi biết NIGO ra đi và con đường I.T thương mại hoá BAPE – càng làm tăng sự tủi thân cho 1 thương hiệu đường phố có bề dày lịch sử này.

You may also like

Leave a Comment