“BẮT BỆNH” VÌ SAO KHÔNG THỂ NGHE TIẾNG ANH?

by admin

I. TẠI SAO MÌNH BIẾT TỪ ĐÓ MÀ KHÔNG THỂ NÀO NGHE RA?

Chúng ta thường học mặt chữ theo kiểu, ví dụ từ “restaurant” mình thấy nhiều bạn sẽ học kiểu [rét tau rần], nghĩa là viết sao đọc vậy luôn. Vậy điểm yếu chính là nằm ở đó, nếu bạn muốn nghe được, buộc bạn phải phát âm giống như người ta thì bạn mới hiểu được từ đó. Vậy cải thiện điều này bằng cách nào?

Không ai khác chính là bảng 44 âm IPA, hiện nay ở các diễn đàn cũng như youtube đã có rất nhiều bài dạy về nội dung này. Bạn có thể lên đó học để cải thiện phát âm nhé.

Mình thấy rất nhiều người xem nhẹ bảng IPA này, tuy nhiên mình khuyên mọi người muốn học bài bản hãy học em nó và đọc được các phiên âm quốc tế nhé.

Ví dụ từ “restaurant” có phiên âm như sau:

US: /ˈres.tə.rɑːnt/

UK: /ˈres.tər.ɒnt/

(phiên âm này mình dẫn từ từ điển CamBridge, mọi người có thể sử dụng từ điển này hoặc Oxford để tra phiên âm vì 2 từ điển này là từ điển chính thống nhé)

Khi dùng các từ điển chính thống này mọi người hoàn toàn có thể nghe phát âm từ cái loa của từ điển, kết hợp kiến thức đọc mặt chữ của các âm thì bạn hoàn toàn có thể phát âm gần giống họ rồi đó.

II. SAU KHI ĐÃ PHÁT ÂM GIỐNG NHƯNG VẪN KHÔNG NGHE ĐƯỢC?

Mình cũng đi tìm rất nhiều nguyên nhân cho vấn đề này, hóa ra người nước ngoài cũng giống như chúng ta, người ta sẽ không phát âm rõ từng chữ một mà đôi khi sẽ nối qua, hoặc nuốt mất tiêu từ đó. Vậy nên mình đã tìm những tài liệu liên quan đến kiến thức nối âm, nuốt âm này.

Mình đưa ra một số ví dụ nhé:

Mặt chữ: Bob is on the phone

Nhưng thực tế: [ba-bi-zan-the-phoun]

Mình Việt Hóa nó cho gần giống nhé: ba bi zan đờ phâu n

Các bạn thấy không, rõ ràng người ta đã nối và đọc nhanh hơn rất nhiều so với việc đọc word by word.

Tất cả các từ như :

a lot of

first of all

all of us

Sau khi các bạn đã phân tích được như vậy các bạn có thể đọc như vậy để đồng hóa giữa cách mình nói và mình nghe cho khớp nhất. Nghĩa là bạn áp dụng cho việc luyện Speaking luôn. Bạn nên luyện nói với tốc độ nói tăng dần để có thể bắt kịp các đoạn audio quá nhanh nhé.

Khi luyện đề hay nghe một bài nào, mình áp dụng phương pháp của Thầy Đặng Trần Tùng đọc transcript, tra từ mới, phiên âm, hiểu nội dung bài sau đó quay lại nghe. Theo mình, nó hữu ích với mình á. Mọi người có thể thử.

Cũng đừng quên lúc rảnh rỗi mở những audio, video, podcast bất kỳ để nghe thụ động nhé, dù nó không tăng hiệu quả cao như việc luyện chủ động nhưng sự kết hợp của cả hai sẽ tạo ra kết quả bất ngờ á.

MÌNH SẼ ĐỂ CÁC NGUYÊN TẮC NỐI ÂM Ở TRÊN ẢNH NHA. CÁC BẠN BẤM XEM TỪNG ẢNH. CHÚC CÁC BẠN LUYỆN NGHE THÀNH CÔNG.

Cre: Trần Thanh Vân

You may also like

Leave a Comment