BÊN TRONG FLAGSHIP STORE CỦA ANN DEMEULEMEESTER

by admin

Ann Demeulemeester luôn là một người phụ nữ tối giản, thầm lặng với vẻ đẹp sang trọng đặc trưng – vẫn là thành viên đầy thi vị trong bộ sáu Antwerp Six. Thời trang của Ann D luôn có một sức hút không hề nhỏ cho những ai, đã và đang sẽ theo đuổi ngôn ngữ thời trang mà bà xây dựng trước giờ.

Khi mà thương hiệu đồng tên của bà thuộc quyền sở hữu của công ty chủ quản mới là tập đoàn bán lẻ từ nước Ý Claudio Antonioli thì mục tiêu của Claudio đó chính là “Keeping the label’s founder happy”. Sự trân trọng này mang tới cho bà những quyền hạn cởi mở trong việc thể hiện được những gì mà Ann D đã, đang và sẽ làm trước tới giờ.

Và trong số đó là cửa hàng Flagship store của Ann Demeulemeester. Trải qua rất nhiều thăng trầm tại cửa hàng này – một địa điểm bị lãng quên, từ một phòng học đến một phòng lab. Nhưng AnnD thích nó bởi vì nó lặng lẽ, thầm lặng như con người bà – nằm ngoài sự xô bồ ngoài kia. Trong ngành thời trang cao cấp thì cửa hàng giống như là một nơi kết nối giữa khách hàng và nhà thiết kế, nó không đơn thuần chỉ là nơi mua bán mà nó giống như một art exhibition/ mini-museum thu nhỏ để thông qua đó – người tới tham quan có thể cảm thụ được tinh thần nghệ thuật và thời trang của nhà thiết kế.

Tất nhiên, Ann D không muốn “cảm giác thương mại” trong flagship store của mình – mặc dù nó là cửa hàng và trưng bày các sản phẩm của bộ sưu tập mới. Thông thường, ánh sáng sẽ được tập trung spotlight vào các items để khiến người vào tập trung vào sản phẩm nhiều hơn nhưng tại AnnD nó được kết hợp giữa ánh sáng tự nhiên đã được giảm bớt qua rèm cửa và đèn Led để tạo cảm giác tự nhiên. Robyn – chồng của Ann D – đã chia sẻ ông đã làm việc với một chuyên gia ánh sáng đã từng làm việc cho các bảo tàng nghệ thuật nổi tiếng. Rằng ánh sáng là một nguyên tố vô cùng quan trọng trong việc đánh khối và làm nổi bật các chi tiết trong căn phòng cũng như góp phần tô điểm thêm màu sắc. Nếu nhắc tới Ann D thì chúng ta sẽ nghĩ ngay tới sắc đen và trắng thì màu sắc từ những phần khác như vật trang trí, cây cối, hoa và phụ kiện sẽ giúp cửa hàng trông bớt nặng nề và thêm thi vị hơn.

Cả Robyn và Ann D đều mong muốn mang cảm giác sang trọng nhưng thân mật dành cho những khách hàng bước vào không gian này. Toàn bộ mọi thứ đều được thiết kế cẩn thận và tỉ mỉ – từ tủ, đĩa, ly, gương và cây cối trong nhà. Nó giống như một căn nhà đón chào những người trở về, gần gũi và không có áp lực công nghiệp về việc phải mua gì đó. Đúng vậy, khi chúng ta nhìn vào hình thì thấy không có cashier (quầy tính tiền) với những màn hình máy tính vô cảm. Nó đã được nhà thiết kế khéo léo giấu vào khoảng trống ở cầu thang.

“Chúng tôi không muốn một vị khách nào tới cửa hàng của chúng tôi cảm giác phải bắt buộc mua một thứ gì đấy. Chúng tôi muốn nó như một món quà lưu niệm vì người ta muốn giữ khoảnh khắc này, kỉ niệm này tại Ann D. Việc mua bán bây giờ quá dễ dàng, Internet và Thương mại điện tử cung cấp hàng ngàn sản phẩm dễ dàng. Một cửa hàng ngày nay phải cung cấp một thứ gì đó mà bạn không thể dễ dàng kiếm trên mạng. Đó là trải nghiệm, đó là phải suy nghĩ để mua một thứ gì đó. Chứ không phải là add cart vô cảm” Robyn chia sẻ.

Sự trải nghiệm tối đa đó còn tới mức trong Ann D store, phòng thay đồ được thiết kế nhỏ (So với không gian bên ngoài) không gương, tối để “buộc” người tới thử đồ phải ra ngoài để xem xét mình có phù hợp không. Và khi đó, những người bán hàng của Ann D có thể khen rằng khách hàng tuyệt vời trong bộ đồ của Ann D như thế nào. Đó là những cảm giác mà chúng ta không dễ dàng có được trong cuộc sống nhanh như ngày nay.

Trí Minh Lê

You may also like

Leave a Comment