Từng là 1 đứa tự ti vì quá “bình thường”: không tài lẻ, ko nhan sắc, không có IQ cao, không hề nổi bật, mình đã lớn lên mà luôn hoài nghi và đánh giá thấp bản thân…
Mình đáng giá bao nhiêu?
Đây là câu hỏi mình luôn đặt ra cho bản thân trong suốt quá trình trưởng thành. Là một đứa luôn tò mò, thích thử thách và không bao giờ cảm thấy đủ, mình luôn tìm kiếm những cơ hội chứng minh năng lực của bản thân.
Thay vì chỉ học, mình chọn một lối đi riêng là lao ra đời từ sớm, thử nhiều công việc khác nhau. Những trải nghiệm bên ngoài vùng an toàn khiến mình thấu hiểu được giá trị của đồng tiền và càng muốn kiếm nhiều tiền hơn nữa. Vì mình vẫn “còn trẻ, còn dại, “, còn đang cố gắng để “thoát nghèo” nên chắc chắn ko đủ chuyên môn để dạy các bạn làm giàu. Thay vào đó, mình sẽ chia sẻ với các bạn cách tư duy khiến bạn trở nên “đắt giá” mà mình đã chiêm nghiệm được:
1. Trở thành một người có giá trị
Từng có kinh nghiệm làm HR, mình nhận ra rằng thị trường luôn khát nhân lực, đặc biệt là những nhân sự giỏi. Mọi mối quan hệ đều là Win-Win. Doanh nghiệp sẽ luôn tìm kiếm người giỏi nhất, phù hợp nhất với họ. Nếu bạn ko phải người giỏi nhất trong lĩnh vực của mình, nếu bạn ko thể tạo ra giá trị cho công ty vậy thì không có lý do gì để họ chọn bạn cả. Giá trị ở đây được hiểu năng lực chuyên môn của bạn, được thể hiện ở hiệu quả công việc, là yếu tố quyết định mức lương của bạn. Vậy nên trước khi deal lương, đòi phúc lợi, hãy là 1 người có giá trị và hiểu rõ giá trị của mình đã!
2. Cống hiến nhiều hơn mong đợi
Mình đã rất xúc động và nhớ như in ngày Onboarding đầu tiên, người Mentor mình kính trọng nhất đã nói với mình rằng: ” Em không làm việc cho công ty, em đang làm việc cho chính mình”. Mãi đến sau này mình mới hiểu ra rằng, ngoài OKR, mục tiêu kinh doanh của công ty, tất cả nhân viên đều tự đặt ra OKR cá nhân và đo lường chúng hàng tuần. Tất cả công việc được giao, KPIs, chế độ lương thưởng, thăng tiến đều được phổ biến và có văn bản, truyền thông rõ ràng. Và sự thật đó là làm việc nhiều mình chưa từng cảm thấy bị bóc lột hay đang “bán mình cho tư bản”. Ngược lại, mình cảm thấy được tôn trọng, khao khát được chinh phục và cống hiến bởi mình thấy tương lai của mình ở nơi đây.
Tuy vậy, OKR vốn dĩ đã là 1 thứ khó chinh phục nên mình phải luôn kaizen, nhắc nhở bản thân phải làm tốt hơn nữa. Và mình đã làm việc bằng tất cả sự say mê, mình thật sự yêu công việc mình làm bởi mình biết mình đang tạo ra giá trị cho công ty, giúp đỡ được khách hàng của mình đồng thời nâng cao giá trị của bản thân. Bằng cách lên kế hoạch, review mục tiêu liên tục, đo lường, mình có thể rút ra những bài học để đời và làm những giải pháp mới tối ưu hiệu suất công việc.
3. Không ngừng học hỏi và kaizen bản thân
Mình đã mắc phải một lỗi cực kỳ nghiêm trọng khiến mình gần như dậm chân tại chỗ khi đi làm đó là ko dành một khung thời gian riêng để phát triển bản thân. Vừa học vừa làm nên mình đã có những khoảng thời gian chỉ all in cho công việc hay học tập mà không đoái hoài gì đến những quyển sách, những khóa học giúp nâng cao chuyên môn.
Mình ko mong các bạn cũng như vậy, thật sự phát triển bản thân là hành trình cả đời và chúng ta phải luôn nhìn lại, đánh giá và rút ra bài học. Đó mới là growth mindset mà chúng ta nên hướng đến. Hãy làm bạn với bản thân, đừng trở thành kẻ thù của chính mình. Không ai hoàn hảo cả nên hãy cho phép bản thân được sai và học từ những cái sai đó. Vậy thui chúc các bạn thành công và tin tưởng vào con đường mình đã chọn nha