Bị sa thải khỏi chính công ty mình sáng lập, đây là cách Elon Musk trở lại và lập nên kỳ tích: “Tôi không học Harvard nhưng người tốt nghiệp Harvard làm việc cho tôi”
Elon Musk từng nhiều lần đối mặt với thất bại, kiệt quệ, gần như phá sản. Giờ đây, ông là 1 trong 10 người giàu nhất thế giới. Tất cả bắt đầu với một quá trình đơn giản: cố gắng, đứng dậy khi thất bại và bắt tay vào công việc.
Tuy nhiên, trước khi trở thành những người thành công và giàu có bậc nhất thế giới, Musk cũng như hầu hết các doanh nhân trên thế giới đều nếm trải rất nhiều thất bại, thậm chí gần phá sản. Nhưng thay vì bỏ cuộc, ông liên tục đứng lên và làm lại từ những thất bại, coi đó là động lực và bài học để tiến lên phía trước.
Musk thành lập X.com- công ty thống thanh toán điện tử sau này được đổi tên thành Paypal. Năm 2000, Musk được bổ nhiệm làm CEO của công ty. Tuy nhiên, trong một lần mâu thuẫn với ban quản trị của công ty về việc nên sử dụng nền tảng Windows hay Unix, Musk bị sa thải và phải rời vị trí CEO khi đang hưởng tuần trăng mật tại Australia.
Đây là bài học từ cuộc đời của một người trải qua những “hố sâu” thất bại trở thành một trong 10 người giàu nhất trên trái đất khiến bất kỳ ai cũng ngưỡng mộ:
“Cuộc sống quá ngắn ngủi để chứa đựng những hận thù”
Đó là những gì Elon Musk đã nói trong một cuộc phỏng vấn năm 2006 với Inc. khi được hỏi về biến cố ở Paypal vào năm 2000. Vấn đề ở đây là sự oán giận không dẫn đến đâu cả. Tinh thần kinh doanh, cho dù ở Thung lũng Silicon hay ở nơi khác là một thế giới chứa đựng nhiều cái tôi lớn, cá tính xung đột, niềm đam mê và tầm nhìn thay đổi thế giới to lớn.
Bạn sẽ đụng độ với một số người, bạn sẽ gặp phải những trở ngại, và bạn sẽ phải cắt đứt quan hệ với một loạt người. Đó là cách diễn ra trong thế giới khởi nghiệp, điều quan trọng là đừng để những cảm giác tiêu cực cản trở sự tiến bộ của bạn. Giận dữ, oán giận, hoặc thậm chí trả thù, không bao giờ là con đường phía trước.
1. Giáo dục không nhất thiết phải đến trường
“Đừng nhầm lẫn việc đến trường với giáo dục. Tôi không học ở Harvard nhưng những người tốt nghiệp từ đó làm việc cho tôi.” Musk không học tập ở Đại học Harvard mà chọn Đại học Stanford để lấy bằng tiến sĩ vật lý và khoa học vật liệu ứng dụng. Tuy nhiên, khi khóa học bắt đầu được vài ngày thì Elon bỏ ngang để theo đuổi ước mơ kinh doanh trong lĩnh vực internet, năng lượng tái tạo và chính phục không gian.
Thời điểm này, internet bắt đầu phát triển bùng nổ trên thế giới. Ông tin rằng Internet sẽ trở nên rộng lớn và không thể cưỡng lại ý muốn bắt đầu công việc của riêng mình. Elon Musk ấy đã tự mình bắt đầu Zip2 với 2.000 USD trong tài khoản ngân hàng và cuối cùng bán được hàng trăm triệu.
Bạn không cần đi học để thành công, bạn cần được giáo dục. Musk có thể làm như vậy bởi vì anh ấy tập trung vào việc được giáo dục hơn là được đi học. Phương pháp đầu tiên là học tập chủ động, phương thức thứ hai là phương án thụ động mà quá nhiều doanh nhân trở thành nạn nhân.
Nếu bạn từng nghĩ rằng ý tưởng của mình sẽ không thành công vì bạn không có kỹ năng, kiến thức hoặc trình độ học vấn để theo đuổi nó, hãy suy nghĩ lại. Chưa bao giờ là quá muộn để học hỏi.
2. Học và đọc không ngừng
Elon Musk thường đọc 10 giờ mỗi ngày khi còn nhỏ. Điều đó giúp anh có khả năng hoàn thành trung bình 1 cuốn sách mỗi ngày, nhiều hơn nhiều so với con số trung bình 12 cuốn sách mỗi năm mà người bình thường đọc. Musk đã đọc toàn bộ Bách khoa toàn thư Britannica vào năm 9 tuổi.
Bạn càng đọc và học nhiều, não của bạn càng hoạt động nhiều hơn, kết nối mọi thứ với nhau và đưa ra kết luận từ thông tin. Đó chính xác là cách Musk có ý tưởng cách mạng hóa ô tô điện. Anh ấy tiếp tục học hỏi và nghiên cứu thêm về chủ đề này, và vào năm 2002, anh ấy đã bắt gặp cơ hội để đưa tầm nhìn của mình vào cuộc sống: Tesla.
3. Trở nên phi thường là một sự lựa chọn
Thay đổi không chỉ đến từ tầm nhìn, mà còn từ sự sẵn sàng áp dụng tầm nhìn đó vào thực tế. Có bao nhiêu người bỏ Stanford sau 2 ngày chỉ với 2.000 USD trong tài khoản ngân hàng để thử ý tưởng điên rồ của họ? Chắc chắn không nhiều.
Bạn không cần phải làm hết sức mình, bỏ việc, bỏ học ở Harvard hay tiêu hết tiền cho ý tưởng của mình. Nhưng hãy cố gắng thay vì tìm lý do trốn tránh. Đặc biệt là khi đại dịch đang diễn ra, tất cả chúng ta đều có nhiều thời gian hơn chúng ta chưa từng có, làm việc ở nhà, không thể ra ngoài hoặc gặp gỡ mọi người.
4. Cực đoan đến mức ám ảnh không phù hợp với tất cả mọi người
Đây là bài học cuối cùng và quan trọng nhất. Như đã đề cập trong phần giới thiệu, Musk sống để làm việc. Giống như các công ty của mình, anh ấy đã nhiều lần đứng trước bờ vực kiệt quệ và phá sản.
Musk đã nhiều lần thừa nhận rằng anh không dành đủ thời gian cho các con và rất nhiều người đã lo ngại về sức khỏe tổng thể của anh do thiếu ngủ. Anh ấy đang điều hành 5 công ty cùng lúc: SpaceX, Tesla, The Boring Company, Neuralink và OpenAI.
Elon Musk cực đoan. Còn bạn không cần phải bỏ cuộc sống của mình, đánh một canh bạc với tất cả số tiền mình có cho tầm nhìn điên rồ và rồi sống bằng Coca và cà phê cả ngày. Bạn thậm chí không cần phải đạt đến bất kỳ nơi nào gần ngang bằng với Musk. Bị ám ảnh ở cấp độ này là điều không khả thi đối với hầu hết mọi người và điều đó không sao cả.
Bạn vẫn có thể thành công, bạn vẫn có thể biến những điều của riêng mình thành hiện thực và bạn có thể lấy hành trình của Elon Musk làm nguồn cảm hứng cho chính mình. Tất cả bắt đầu với một quá trình đơn giản: cố gắng, đứng dậy khi thất bại và bắt tay vào công việc.
Vì vậy, hãy ra ngoài đó, tạo, kết nối, học, đọc… và đừng quên tận hưởng cuộc hành trình.
Cre: Doanh nghiệp và Tiếp thị
——————————————