Bia rượu và những vấn đề liên quan

by admin

Bia rượu nói chung là một phần của các dịp tụ tập giao lưu, liên hoan, gặp mặt đối tác, ….Châm ngôn bây giờ là “Rượu vào lời ra!” chứ không còn cái thời “Miếng trầu là đầu câu chuyện” như trước.
Ảnh hưởng của việc nghiện rượu thì ai cũng hình dung ra được, nhưng chuyện gì sẽ diễn ra nếu chúng ta thỉnh thoảng đưa một lượng vừa phải “thứ đồ uống xã hội” này vào cơ thể. Nhiều người nghĩ rằng miễn là họ không nghiện rượu thì họ không có nguy cơ mắc bất kỳ vấn đề sức khỏe nào. Điều này có thể đúng hoặc không tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Nếu bạn muốn sử dụng đồ uống này hiệu quả, đem lại lợi ích và đồng thời tránh được phần nào tác hại xấu thì bạn có thể tham khảo bài viết này.
Bia rượu chứa gì?
Đồ uống có cồn sẽ bao gồm:
Nước
Ethanol (bác nào nốc nhầm methanol thì sẽ trải nghiệm cảm giác ngộ độc cồn công nghiệp nha)
Các loại Đường khác nhau: Đường từ nho làm rượu vang; Lúa mạch sử dụng để làm bia; Đường mía hoặc mật đường làm rượu Rum; Ngũ cốc, khoai tây, củ cải đường, mật mía và nhiều loại thực vật khác được sử dụng để làm rượu vodka.
Từ thành phần này, năng lượng có được khi tiêu thụ sẽ đến từ cồn Ethanol và đường được coi là lượng Calo trống bởi những chất này chỉ cho năng lượng chứ không cung cấp bất kỳ thành phần dinh dưỡng nào. Vì vậy, việc chúng ta CHỌN bia rượu vào bàn ăn thực chất là KHÔNG CHỌN gì cả.
Bạn đã bao giờ tự hỏi: Tại sao bạn lại cảm thấy như vậy sau khi uống bia?
Hấp thu, phân phối: Khi cồn tới dạ dày, 20% lượng cồn được hấp thu trực tiếp và đi thẳng vào máu. Phần còn lại đi đến ruột và được hấp thụ vào máu ở đó cùng với các chất dinh dưỡng còn lại. Trong vòng vài phút, cồn sẽ phiêu lưu đến não và tác động như một chất kích thích (uống nhiều giọng sẽ nhè nhè, lâng lâng, mất khả năng tập trung, ảnh hưởng trí nhớ).
Chuyển hóa, thải trừ: Một khi cồn vào trong người, cơ thể sẽ “gắn tag” ưu tiên. Điều đó có nghĩa, cơ thể sẽ ngừng bất kỳ quá trình chuyển hóa chất khác chỉ để xử lý cồn đầu tiên. Vì đặc quyền này nên cồn không được tích trữ trong cơ thể so với chất khác (protein dự trữ nhiều ở cơ; mỡ ở dưới da, nọng???).
Gan là nơi chuyển hóa cồn chủ yếu, nhằm tạo thành chất vô hại và đào thải qua nước tiểu (nên bạn sẽ gặp vấn đề về gan nếu sử dụng bia rượu nhiều). Một lá gan khỏe mạnh có khả năng loại bỏ 1/8 đến ¼ lượng cồn có trong 1 đồ uống chuẩn (xem hình mình đăng kèm để biết đồ uống chuẩn là gì nha) trong vòng 1 giờ.
Một lượng nhỏ cồn không cần chuyển hóa thay vào đó là bài tiết qua mồ hôi, nước bọt, nước tiểu và hơi thở (vì vậy mới có chuyện thổi nồng độ cồn).
BAC (nồng độ cồn trong máu) bị ảnh hưởng bởi các yếu tố
Giới tính (con gái mà nói chỉ uống được nước lọc thì đừng tin)
Dân tộc
Ăn kèm món gì trên bàn nhậu (hãy thử uống coca sau đó nốc bia)
Tần suất nhậu (nhậu nhiều lên đô là có thật)
Tình trạng nghiện rượu
Đang sử dụng thuốc
Việc kiểm soát BAC sẽ giảm tình tạng cồn tác dụng lên hệ thần kinh, cũng như đủ thời gian để chuyển hóa, thải trừ
Khi bạn dừng uống, BAC giảm 0,01% mỗi giờ
Nên uống xen kẽ với đồ uống không cồn (nước khoáng)
Không để dạ dày trống trước khi nhậu, nên kiếm gì ăn lót dạ :v
Uống nhấp nháp để kéo dài thời gian (Tâm sự tuổi hồng là chính, uống là phụ)
BAC hợp pháp là 0.08% (80mg/100ml)
Một người đàn ông, cân nặng 67kg sau khi uống khoảng 4 đồ uống chuẩn BAC trong máu là 0,1% (4 shot rượu, 4 ly vang, 4 lon bia).
Mình tìm hiểu thì thấy nhiều nơi có cồn trong người cũng đã bị phạt rồi chứ không cần dưới ngưỡng 0,08%. Ở Việt Nam cũng vậy, < 50mg/100ml là phạt từ 2tr-3tr đối với xe máy, nói chung đã rượu bia, không lái xe :v

You may also like

Leave a Comment