Biểu cảm vô thức trên khuôn mặt có thể tạo ấn tượng xấu

by admin

Đã bao giờ bạn bị gán cho những cái mác như “chảnh”, “khó gần”, “khó tính”, “mơ màng thiếu tập trung”… trong khi bản thân không hề là người như vậy? Rất có thể là do biểu cảm trên khuôn mặt của bạn đã tạo ra ấn tượng đó.

Trong cuộc trò chuyện với người khác, chúng ta thường sẽ cố gắng phán đoán hiện tại đối phương đang có tâm trạng thế nào phải không? Ngược lại, phải chăng cũng có rất nhiều người thường xuyên quan sát biểu cảm của chúng ta, và dựa vào đó để phán đoán xem chúng ta là người thế nào, đang trong tâm trạng nào, hay đang nghĩ gì?

Trong trường hợp tại các buổi hội nghị hay đàm phán, biểu cảm của người đang nắm quyền quyết định luôn được mọi người xung quanh chú ý. Càng là những người đứng trên cương vị như thế càng phải ý thức được bản thân mình đang thể hiện những biểu cảm thế nào. Tất nhiên, điều này cũng tương tự với cấp dưới hay đồng nghiệp. Biểu cảm của chúng ta đang bị quan sát nhiều hơn những gì ta tưởng.

 Những biểu cảm không đẹp mà chúng ta thường hay mắc phải:

● Cau mày: Không hiểu điều đối phương đang nói/Lời đối phương nghe kỳ cục/Cảm thấy khó chịu.

● Nhắm mắt: Chán chường/Đang suy nghĩ chuyện khác.

● Nhìn sang nơi khác: Không tự tin/Không muốn nói chuyện.

● Đánh mắt với người khác: Không đồng tình/Muốn nghe ý kiến của người khác.

● Bĩu môi: Cảm thấy khó chịu/Bất mãn.

● Mím môi: Có điều không muốn nói.

● Cong môi lên: Chán chường/Không phục.

● Nhếch một bên miệng: Cảm thấy bị châm chọc.

Nếu bạn thực hiện những biểu cảm này một cách có chủ ý thì không vấn đề gì. Nhưng giả như đó chỉ là thói quen, thì khả năng cao bạn sẽ phát ra những thông điệp hoàn toàn trái ngược với suy nghĩ của mình, khiến người khác hiểu sai ý của bạn trong khi bản thân không hề hay biết và không thể kiểm soát.

Những biểu cảm “xấu” bạn làm theo thời gian sẽ trở thành thói quen và lưu lại ấn tượng không tốt như ngạo mạn, ác cảm, khó chịu… trong tâm trí người khác.

You may also like

Leave a Comment