Bộ công thức để cải thiện bản thân giúp bạn tìm thấy hạnh phúc khi làm việc

by admin

 “Trong cuộc khảo sát của Deloitte Global năm 2022, 40% Gen Z (19-24 tuổi) và 24% Millennial (28-39 tuổi) muốn rời bỏ công việc trong vòng hai năm qua. Deloitte cho rằng đây sẽ tiếp tục là “một vấn đề lớn đối với các nhà tuyển dụng”, vì khoảng 46% Gen Z và 45% Millennial được khảo sát cho biết họ cảm thấy kiệt sức do môi trường làm việc.

Nhảy Việc Hay Thay Đổi Chính Mình
Hạnh Phúc Trong Công Việc

Nếu trước đây các thế hệ đi trước chỉ thích ổn định, dễ hài lòng với công việc và mức lương vừa tầm thì gen Z lại khác. Dưới sức ép của các chi phí cao, họ hiểu hơn về giá trị lao động và chủ động để tìm kiếm cơ hội “đổi đời” hơn. Họ chính là những người trẻ không ngại nhảy việc, không sợ thử sức khi ứng tuyển vào các công ty lớn.

Nhận định về xu hướng “nhảy việc” của Gen Z, anh Chu Quang Huy, Giám đốc nhân sự, Tập đoàn FPT cho biết: “Trước đây, điều đó là không tốt, sẽ bị doanh nghiệp đánh giá về sự trung thành. Còn ở hiện tại, với Gen Z, nhảy việc nhiều tương ứng với có nhiều trải nghiệm.”.

Dưới góc nhìn của Giám đốc nhân sự 9x này, trong suốt quá trình làm việc, chắc chắn sẽ có lúc người làm việc cảm thấy khó khăn, chán nản. Nếu ở thế hệ cũ, suy nghĩ “hết tình thì còn nghĩa” sẽ luôn giữ nhân viên đó tiếp tục ở lại với công ty thì với Gen Z sẽ là “Chia tay sớm bớt đau khổ”. Nếu chán nản, cảm thấy bản thân không phù hợp, không thể dung hòa, các bạn trẻ sẵn sàng nộp đơn nghỉ việc ngay trong ngày mai.

Có rất nhiều lý do khiến giới trẻ quyết định nhảy việc. Có thể vì áp lực, văn hóa không phù hợp, lương không như ý… Nhiều cánh cửa chào đón, không áp lực về gia đình nên “nhảy việc” liên tục với tần suất cao cũng là điều dễ hiểu của gen Z.” 

(Trích Báo Tuổi trẻ Thủ đô) 

Nhưng dù bạn tìm được một việc tốt, nhận một việc tệ hại , được làm công việc bạn mơ ước hay thậm chí là thất nghiệp thì bạn có thể kiểm soát được nhiều thứ hơn bạn tưởng. 

Điều đó phụ thuộc vào chính chúng ta. Dù chúng ta thường thích đổ lỗi cho người khác, cho nền kinh tế hoặc cho một vị sếp nào đó không chịu “hiểu” chúng ta, nhưng sự thật thì một công việc tốt luôn bắt đầu bằng việc cải thiện chính bản thân mỗi người. 

 Công việc không phải là kẻ thù. Trái lại, công việc có thể rất tuyệt. 

Sau đây là bộ đôi cuốn sách mà bạn nên đọc để cứu vãn những ngày thứ Hai đầu tuần!

 

Nhảy việc hay thay đổi chính mình 

 

Là người từng trải qua nhiều lần nhảy việc vì những lí do chủ động lẫn bị động, với tinh thần tích cực và cả tiêu cực, tác giả Jon Acuff sẽ giúp bạn có cái nhìn đúng đắn về nhảy việc với cuốn sách “Nhảy việc  hay thay đổi chính mình”. Từ đó, bạn sẽ thấy rằng nhảy việc đơn giản là Làm lại từ đầu, với một tinh thần và nhận thức mới. 

Cuốn sách không viết về vấn đề thôi việc, cũng không viết về sự khởi đầu. Thay vào đó, tác giả Jon Acuff viết về việc xây dựng sự nghiệp một cách có chủ đích sử dụng bốn khoản đầu tư mà bất kỳ công việc phi thường nào cũng có.

Nếu bạn đang đọc cuốn sách này trong giờ làm, hãy ngẩng đầu lên mà xem, có 7/10 người bạn thấy cũng đang chán ghét công việc. Không ai muốn gắn bó với công việc mà người đó không thích cả. 

Jon Acuff đã cung cấp cho bạn công thức: Tài Khoản Tiết Kiệm Sự Nghiệp = (Mối quan hệ + Kỹ năng + Phẩm chất) x Nhiệt huyết.

Còn việc hiểu và ứng dụng công thức này như thế nào thì bạn hãy đọc hết cuốn sách “Nhảy việc hay là thay đổi chính mình” nhé. Đảm bảo sau khi đọc xong, bạn sẽ tìm được câu trả lời cho những câu hỏi: 

  • Làm thế nào để Nhảy việc một cách thông minh?
  • Làm thế nào để vượt qua những Cú hích trong công việc?
  • Làm thế nào để phá vỡ những Đỉnh cao sự nghiệp?
  • Làm thế nào để tận dụng được những Cơ hội nghề nghiệp bất ngờ? 

 

Hạnh phúc trong công việc

 

Như đã nói ở trên, “Công việc không phải kẻ thù. Trái lại, công việc có thể rất tuyệt.” Nếu sau mỗi lần nhảy việc, bạn lại băn khoăn về việc liệu mình có hạnh phúc với công việc mới, chỗ làm mới hay không thì bạn nên đọc cuốn sách “Hạnh phúc trong công việc” này ngay. Tác giả Shawn Achor – một chuyên gia về tâm lý tích cực, kiêm giảng viên nổi tiếng tại Harvard với khóa học “Hạnh phúc” – đã tiến hành nghiên cứu thực nghiệm trên 1.600 sinh viên Harvard đạt thành tích cao. Đây là nghiên cứu về sự hạnh phúc với quy mô lớn nhất từng được được thực hiện với sinh viên Harvard. Đồng thời, ông cũng đào sâu các nghiên cứu tâm lý học tích cực để đúc kết ra 7 nguyên tắc – 7 khuôn mẫu thói quen cụ thể, đã được chứng minh và có thể áp dụng để đưa bạn tới sự thành công và hoàn thiện. 

  1. Lợi thế của hạnh phúc: Cách tái huấn luyện não bộ để tận dụng khía cạnh tích cực, cải thiện năng suất và hiệu quả lao động. 
  2. Điểm tựa và đòn bẩy: Hướng dẫn điều chỉnh cách thức tư duy (điểm tựa) để có thêm sức mạnh (đòn bẩy) đạt tới sự thành công và hoàn thiện. 
  3. Hiệu ứng trò chơi Tetris: Dạy cho não bộ của bạn nhìn thấy các khả năng, để từ đó nhận ra và nắm bắt cơ hội ở bất cứ đâu.
  4. Rơi xuống để vươn lên: Giúp bạn tìm ra phương pháp tâm lý không chỉ giúp bạn vượt qua thất bại và đau khổ mà còn giúp bạn trở nên hạnh phúc hơn và nhờ đó thành công hơn. 
  5. Vòng tròn Zorro: Giúp bạn lấy lại quyền kiểm soát, trước hết bằng cách tập trung vào các mục tiêu nhỏ, có thể đạt được, rồi dần dần nới rộng vòng tròn để tiến tới những mục tiêu lớn hơn. 
  6. Quy luật 20 giây: Bằng cách điều chỉnh năng lượng một chút, bạn có thể vẽ lại con đường ít trở ngại nhất và thay thế những thói quen xấu bằng những thói quen tốt. 
  7. Đầu tư vào kết nối xã hội: Cách tập trung vào việc xây dựng mạng lưới hỗ trợ xã hội – một trong những dấu hiệu mạnh mẽ nhất báo trước sự thành công và hoàn thiện. 

7 nguyên tắc này đã giúp các sinh viên Harvard (và sau đó là hàng chục nghìn người trong thế giới thực) vượt qua trở ngại, khai thác tối đa tiềm năng của bản thân. 

Trạm mời các bạn tìm đọc!

You may also like

Leave a Comment