BURBERRY – QUỐC TÚY CỦA NƯỚC ANH.

by admin

Uci Ai cũng biết tới Burberry – và Việt Nam cũng thế, có khá nhiều người yêu thích sử dụng sản phẩm thương hiệu đến từ nước Anh này. Chúng ta thấy những màu nâu vàng đặc trưng, những sọc caro tràn phủ từ những dân chơi chính hiệu đến các chàng trai racing boy phủ khắp thị trường Việt Nam.

Burberry là một quan trọng trong văn hóa Anh từ rất sớm. Khởi nguồn từ Basingstoke với Thomas Burberry cùng một cửa hàng vải. Bắt nguồn từ vải lanh đã được xử lí để có thể chống gió và chống nước, nhà Burberry đã đặt những viên gạch đầu tiên trong đế chế của riêng mình.Tất cả đều được làm bằng những bàn tay tỉ mỉ của các nghệ nhân người Anh – thứ tạo nên thương hiệu và chất lượng sản phẩm của Burberry. Cái hay của Burberry đó chính là thương hiệu này đã đồng hành cùng với đất nước trong suốt các khoảng thời gian thịnh vượng, suy thoái – từ những đóng góp trong chiến tranh (đồng phục của quân đội) tới những thiết kế dành cho mọi người dần ở Anh, bất chấp sự phân chia giai cấp thường thấy trong thời trang.

Burberry trải dài từ những trang phục công sở, thời trang cao cấp và streetwear.
Khá ít thương hiệu thời trang đương đại có thể đảm nhiệm được vai trò này, nhưng Burberry có thể được xem là một tấm gương phản chiếu lịch sử của không chỉ nước Anh mà còn bao gồm sự tiến triển của ngành may mặc, ngành thời trang của thủ công sang công nghiệp, sự giao thoa của các nhóm văn hóa và đặc biệt là của nước Anh – trong một môi trường đầy khắc nghiệt và các thăng trầm trong nền kinh tế. Chính vì thế, khi nói tới nước Anh người ta sẽ có một phần nào đó nhắc tới Burberry với vị trí đặc biệt. Trong tầm nhìn của thương hiệu, đây chính là một selling point to lớn để thu hút khách hàng nội địa và ngoài nước như một bản sắc của Anh Quốc.

“Vùng đất mà mặt trời không bao giờ lặn” – câu nói được dành cho Đế Quốc Anh vào thế kỉ 19 và 20, một đế quốc sở hữu nhiều vùng đất thuộc địa nhất mà không quốc gia có thể so sánh được không hẳn là không có ý nghĩa. Các bạn đều biết rằng chủ nghĩa đế quốc đi tới đâu sẽ thực hiện chính sách “Đồng hóa”, mang những văn hóa của họ tới các nước thuộc địa – và một phần nào đó, ảnh hưởng tới thời trang của nước sở tại.Ở nước ta nếu các bạn đọc các tác phẩm “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng thì đều nắm khá rõ những thứ này. Tại sao mình lại nói điều này? Vì với sự bành trướng của nước Anh tại thế kỉ 19 và 20 thì “ảnh hưởng văn hóa” là đường dẫn của sự quen thuộc với kiểu ăn mặc/thời trang. Và đó là cơ hội của Burberry với những nơi như thế, một sự lịch lãm truyền thống Anh Quốc.

Với một sự phân tán phủ rộng đồng đều như thế nên Burberry vẫn luôn sừng sững bất chấp các xu hướng hay sự chuyển giao diễn ra như thế nào trong nền công nghiệp thời trang. Vì vốn dĩ ngay từ đầu, Burberry đã định vị ở phân khúc cao cấp nhưng dành cho tất cả mục đích sử dụng khác nhau – song song, Burberry biết cách giao thoa giữa những giá trị vượt thời gian của thiết kế, của logo – những DNA của thương hiệu và hơi thở của thời đại một cách phù hợp. Và đó cũng là một phần lí do vì sao cái tên Daniel Lee lại phù hợp thế.

Daniel Lee, cái tên đã vực dậy Bottega Veneta trở lại cuộc chơi như cái cách mà Demna Gvasalia làm với Balenciaga. Từ ngôi trường trứ danh Central Saint Martin, Daniel Lee là một nhà thiết kế người Anh đến từ miền Bắc nên chắc chắn mối liên hệ giữa Daniel và Burberry không hẳn là không có và đó là lí do sao collection debut bàn tay của mình tại Burberry của nhà thiết kế này lại vô cùng Burberry, vô cùng smooth như thế.

Quay trở lại Burberry – nói tới các sản phẩm timeless của nền thời trang hiện tại không thể không nhắc tới các đại diện như Chanel Tweed Jacket, Chanel classic bag hay Hermes Birkin thì nói tới Burberry thì phải nói tới trench-coat. Chiếc áo khoác vẫn luôn là con gà đẻ trứng vàng của Burberry – với mỗi chiếc áo tốn khoảng bốn giờ để sản xuất từ các nghệ nhân ở Castleford Mill – Yorkshire. Bất chấp những mặt hàng trôi nổi và ăn cắp thiết kế, hàng fake thì Trench-coat của Burberry vẫn là biểu tượng của sự địa vị và thành công, đặc biệt là ở Anh. Và nó càng cao quý hơn khi nguồn gốc đến từ quân phục – founder của Burberry, Thomas Burberry được xem là nhà thiết kế chiếc áo trench-coat dành cho quân đội Anh ở thế chiến thứ nhất. Được làm từ sợi lanh kết hợp kĩ thuật dệt do ông nghĩ ra và gọi là Gabardine – tăng cường khả năng chống gió, thoải mái và chống thấm nước và phần thiết kế với chiếc thắt lưng D-rings để mang thêm vũ khí và dây đeo vai cho người lính. Trench-coat của Burberry đã từng xông pha rất nhiều nơi, khác xa với vẻ đẹp hào nhoáng ngày nay. Và nó cũng là nguồn cảm hứng của nhiều nhà thiết kế sau này bằng việc hợp tác với Burberry – trong đó có CDG, Supreme.

Ricardo Tisci – người tiền nhiệm của Daniel Lee, vốn không phải người Anh đã mang một cơn gió mới tới thương hiệu này nhưng có vẻ sự thành công của ông với những Peter Saville, Nick Knight và sự dân chủ hóa thương hiệu kết hợp phong cách may đo truyền thống của người Anh và tính thẩm mỹ của đường phố chưa đủ. Daniel Lee, một người trẻ hơn – khát khao hơn và hiểu được thị trường nhảy vào. 1st collection đậm chất Anh với những cơn mưa và sương. Và cũng như phân tich trên thì Daniel tập trung vào khai thác những chiếc áo coat vốn thành thương hiệu của Burberry để chúng tiện dụng, trẻ trung, dễ mặc hơn cả thời của Tisci. Và một điểm ai cũng nhận ra, đó là sự thay đổi về màu sắc của Burberry dưới thời Daniel Lee – một màu xanh lục/ trái ngược với màu thường thấy của Burberry hay Xanh lá của Daniel Lee/Bottega Veneta. Vẫn sọc đó, vẫn kiểu đó nhưng thay vào đó là màu xanh lam. Để người ta phải thốt rằng: Blue is new green!

You may also like

Leave a Comment