CÁC BƯỚC XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC MARKETING CHI TIẾT

by admin

1. Phân tích thị trường

Các yếu tố về nhân khẩu học có liên quan và lối sống

Các yếu tố về nhân khẩu học bao gồm: Giới tính, độ tuổi, vị trí địa lý, công việc, thu nhập,…

Các yếu tố về lối sống bao gồm: Sở thích, hành vi, thói quen, nhận thức, tình trạng sức khỏe.

Những thông tin này có thể được liên kết với những khác biệt quan trọng trong hành vi người mua.

Đánh giá quy mô và mức tăng trưởng ước tính của thị trường

Ngay từ đầu nên có đủ thị trường để chứng minh sự tồn tại của doanh nghiệp. Kể cả một thị trường thích hợp cũng phải đủ lớn để mang lại doanh thu. Và một công ty sẽ muốn thị trường còn tiếp tục phát triển để mang lại tiềm năng sinh lời. Mặt khác nếu một công ty vẫn muốn duy trì quy mô nhỏ thì sự tăng trưởng của thị trường không quá quan trọng, ngoại trừ việc nó có thể tạo cơ hội cho các đối thủ cạnh tranh mới thâm nhập vào thị trường.

Xác định nhu cầu thị trường

Nếu không nắm bắt và hiểu được nhu cầu thị trường, việc áp dụng các chiến lược marketing để đáp ứng được yêu cầu đặt ra là vô cùng khó khăn. Nhu cầu thị trường thì luôn không ngừng biến đổi, vì vậy các doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp nhỏ phải thích nghi nhanh chóng với những sự thay đổi đó. Họ không thể thích nghi với những thay đổi mà họ không biết. 

Xác định xu hướng thị trường

Cũng giống như việc hiểu nhu cầu thị trường, việc xác định thị trường đang đi đến đâu sẽ giúp điều chỉnh các chiến thuật marketing cho phù hợp. Tận dụng xu hướng thị trường sớm trong cuộc chơi có thể mang lại lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ.

2. Phân tích đối thủ

Mỗi kế hoạch marketing nên bao gồm một bản đánh giá về các đối thủ cạnh tranh như Họ là ai? Họ cung cấp những gì? Tốc độ tăng trưởng và thị phần của họ như thế nào?… Những thông tin này có thể tìm kiếm trên Internet tuy nhiên với các doanh nghiệp nhỏ thì hầu hết không có sẵn số liệu trực tuyến. Và bạn sẽ gặp hạn chế trong việc thu thập dữ liệu về sự cạnh tranh. 

Cạnh tranh cần được giải quyết dưới dạng trực tiếp hoặc gián tiếp. Trong khi cạnh tranh trực tiếp đề cập đến sự cạnh tranh từ các doanh nghiệp hoặc sản phẩm tương tự thì cạnh tranh gián tiếp đề cập đến cạnh tranh từ các doanh nghiệp hoặc sản phẩm thay thế, có thể thay thế.

3. Phân tích sản phẩm

Trước khi làm bất cứ điều gì để quảng bá, bạn cần hiểu rõ về sản phẩm của mình. Thấu hiểu rằng sản phẩm của bạn có điểm nào tốt và khách hàng của bạn cần gì? Điều này rất quan trọng trong việc thiết lập thông điệp bạn muốn truyền thông.

Hãy nghĩ rằng: Bạn có mang đến giá trị thiết thực cho họ không? Bạn có đang kết nối cảm xúc với khách hàng? Bạn có đưa đến cho họ một lời đề nghị khó từ chối?

4. Phân tích SWOT

Phân tích SWOT là cách marketing hiệu quả có thể cung cấp cho doanh nghiệp cái nhìn toàn cảnh cũng như các thông tin chi tiết về các vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Phân tích SWOT sẽ bao gồm:

– Điểm mạnh (Strengths): Bạn làm gì tốt? Các yếu tố mà bạn kiểm soát là gì? Lợi thế cạnh tranh của bạn là gì? Sản phẩm của bạn vượt trội so với những sản phẩm khác trên thị trường như thế nào?…

– Điểm yếu (Weaknesses): Bạn đang hoạt động kém ở đâu? Điều gì đang hạn chế khả năng thành công của bạn?…

– Cơ hội (Opportunities): Thị trường chưa được khai thác là gì? Tiềm năng kinh doanh mới ở đâu? Bạn có thể tận dụng lợi thế của bất kỳ xu hướng thị trường nào không?

– Thách thức (Threats): Những trở ngại mà bạn gặp phải là gì? Yếu tố bên ngoài nào (chính trị, công nghệ, kinh tế) có thể gây ra những vấn đề đó?

5. Xác định mục tiêu marketing

Thiết lập mục tiêu là yếu tố quan trọng nhất khi thực hiện bất cứ chiến dịch marketing nào. Mục tiêu marketing là những gì mà công ty muốn đạt được khi thực hiện một chiến dịch marketing. Công ty bạn phải biết chính xác nhất có thể những gì muốn đạt được trước khi phân bổ bất kỳ nguồn lực nào cho nỗ lực marketing.

Hãy bắt đầu bằng việc thiết lập những mục tiêu cụ thể theo mô hình SMART (cụ thể, có thể đo lường được, có khả năng đạt được, thực tế và có giới hạn thời gian)). Dưới đây là một số gợi ý cho việc xác định mục tiêu mà bạn có thể tham khảo:

– Tăng nhận thức về thương hiệu.

– Đạt được doanh số cao hơn.

– Tạo khách hàng thân thiết.

– Làm tốt hơn đối thủ cạnh tranh………

Ví dụ: Bạn muốn tăng nhận thức của mọi người về thương hiệu của bạn, một trong những mục tiêu bạn có thể đặt ra là tăng lượt tiếp cận của các bài đăng trên Facebook lên 5000 lượt trong vòng 6 tháng tới.

6. Xác định thị trường mục tiêu

Thị trường mục tiêu được dựa trên các phân tích được thực hiện ở bước 1. Thị trường mục tiêu là phân khúc khách hàng đã được xác định là có tiềm năng lớn nhất đối với sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Một phân khúc khách hàng là một nhóm đối tượng có sự đồng nhất về các yếu tố như nhân khẩu học, sở thích, hành vi, thói quen,…

Việc xác định các phân khúc cụ thể là cần thiết để lựa chọn một thị trường mục tiêu. Việc xác định thị trường mục tiêu chính xác sẽ tạo ra cách marketing hiệu quả. 

7. Định vị

Một trong những cách marketing hiệu quả mà nhiều người dễ bỏ qua đó là định vị thương hiệu. Định vị phản ánh những quyết định được đưa ra về cách một công ty có kế hoạch đưa doanh nghiệp, sản phẩm của mình vào tâm trí khách hàng như thế nào.

Bạn có thể tham khảo một số câu hỏi về cách tiếp cận định vị dưới đây:

Sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty bạn có giá cao hơn hay giá thấp hơn đối thủ?

Công ty của bạn lựa chọn cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ có chất lượng cao hay chất lượng trung bình?

Thời gian giao hàng cho khách hàng nhanh hơn, chậm hơn hay giống như các đối thủ?

….

Sẽ có nhiều cách tiếp cận khác nhau để định vị mà bạn có thể xem xét, nhưng cách định vị được chọn đều luôn phải hướng công ty hoặc thương hiệu tới điều tốt nhất. Một chiến lược định vị tốt sẽ đến từ sự hiểu biết vững chắc về thị trường, khách hàng, các đối thủ cạnh tranh,…

8. Phát triển chiến thuật

Khi đã có trong tay một chiến lược marketing tốt nhất cho doanh nghiệp, hãy áp dụng chiến lược đó vào thực tế thông qua việc phát triển chiến thuật marketing. 

Mô hình kim tự tháp

Mô hình kim tự tháp được đề xuất bởi Tim Berry giả định rằng chiến lược được xây dựng dựa trên những chiến thuật và các chương trình marketing cụ thể. Các chương trình hoạt động với ngân sách, trách nhiệm được xác định rõ với thời hạn và kết quả có thể đo lường.

Áp dụng Marketing Mix

Marketing Mix là một cách marketing hiệu quả với chiến lược marketing được xây dựng dựa trên sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ của nhiều thành phần để thích ứng với tình hình thị trường. Marketing Mix bàn đến việc đưa sản phẩm vào đúng nơi, đúng thời điểm và đúng mức giá cả. Sử dụng mô hình 4P trong marketing mix là cách tuyệt vời để bạn xem xét lựa chọn những chiến thuật và các chương trình marketing phù hợp với chiến lược và thị trường mục tiêu.

Thông tin về tài chính

Phương pháp marketing hiệu quả không thể nào bỏ qua phần tài chính. Phần tài chính của kế hoạch marketing sẽ giúp cung cấp một cái nhìn tổng quan về tài chính của công ty. Các thông tin cần được đề cập trong phần này bao gồm:

– Xác định điểm hòa vốn: Thời điểm công ty bắt đầu lấy lại được vốn và tạo ra lợi nhuận.

– Dự báo doanh thu: Mức doanh thu công ty dự kiến đạt được sau khi thực hiện các cách marketing hiệu quả đã được chọn. Đây không phải là cơ sở quyết định số tiền cần chi cho marketing mà chỉ là kết quả của một kế hoạch marketing giả định có căn cứ.

– Dự báo chi phí cho marketing: Là tổng số tiền để thực hiện và duy trì các hoạt động nhằm đạt được mục tiêu marketing đề ra. Phần dự báo này sẽ cung cấp các thông tin cần thiết cho việc điều chỉnh chi phí.

9. Đo lường hiệu quả

Đây là một bước không thể nào bỏ qua hoặc xem nhẹ khi thực hiện chiến lược marketing. Giai đoạn này sẽ cần chỉ ra cách đánh giá hiệu quả các nỗ lực marketing. Nói cách khác giai đoạn này là tất cả về số liệu, kết quả và thời hạn. 

Ví dụ với một kế hoạch Social Media Marketing, các hiệu quả cần được đặt ra có thể là:

– Nếu mục tiêu là độ nhận biết, bạn sẽ cần theo dõi mức độ phát triển, độ tương tác, độ nhận biết thương hiệu, tính chia sẻ, likes và lượng ủng hộ.

– Nếu là doanh số, hãy xem tỉ lệ click, doanh số từ kinh doanh trên social và tỉ lệ chuyển đổi.

– Còn với lòng trung thành, hãy theo dõi độ tương tác, sentiment (mức độ tình cảm) và độ ảnh hưởng của thương hiệu.

You may also like

Leave a Comment