CÁC CHƯƠNG TRÌNH THỜI TRANG VIỆT NAM – RỒI SẼ ĐI ĐÂU VỀ ĐÂU?

by admin

Không thể phủ nhận được sự phát triển của “Thời trang Việt Nam” trong giai đoạn gần đây. Điều này cũng dễ hiểu khi mà đời sống người dân lên cao, nhu cầu ăn mặc trở nên đa dạng hơn và thích thể hiện hơn. Chúng ta phát triển nhanh nhưng có vẻ nền tảng quá lỏng lẻo trong việc đưa thời trang Việt Nam trong đại chúng trở nên chuyên nghiệp hơn, đẹp hơn, thẩm mĩ và nghệ thuật hơn.
Một trong số đó là các chương trình thời trang tại Việt Nam – từ các tuần lễ thời trang đến runway. Từ VIFW đến hiện tại là Tiktok Fashup, thứ đọng lại duy nhất trong cộng đồng thời trang lẫn những người yêu thích nền công nghiệp này là gì? Thứ chúng ta nhận được cuối cùng là gì? Là sự quên lãng? Là những drama đi kèm, những chiêu trò truyền thông hay bản chất đó là những thiết kế, những thứ gắn liền với thời trang. Cái này mỗi bản thân chúng ta đều nắm được, thứ mà chúng ta có được không phải là thời trang mà nó là những dư chấn đi kèm xung quanh.
Khi một thứ không còn bản chất của nó nữa thì nó sẽ đi đâu về đâu?

Dẫu biết rằng tổ chức một sự kiện thời trang là không hề dễ dàng – từ khâu kêu gọi chi phí, khâu vận hành đến khâu truyền thông. Nhưng mình luôn đặt câu hỏi trong đầu rằng “ Vậy cuối cùng thì outcome là gì? Là nó sẽ giúp ích cho cái nền thời trang là gì?”. Chúng ta cùng nhìn lại Tuần Lễ Thời trang là nơi tập trung tất cả những thương hiệu lớn, trẻ và tiềm năng tại chung một địa điểm, một thời gian để không chỉ thống nhất mà còn tạo ra một lễ hội thực sự dành cho những con người đam mê thời trang. Fashion Week, fashion show như 1 cuộc thi để các thương hiệu hay fashion designer thể hiện tài năng của mình. Mỗi chương trình sẽ tập trung rất nhiều Buyers, Retailers máu mặt, những Fashion Bloggers có tầm ảnh hưởng lớn và các KOLs (Đúng nghĩa là Key Opinion Leaders) có thể thay đổi được tập tính mua của một thị trường. Tất cả những nhân tài của giới thời trang sẽ được sàng lọc theo nhiều yếu tố khác nhau tụ tập về các fashion show – cho nên ngoài trình diễn thời trang – đây còn là 1 cơ hội để các brands thi thốt – “Khè nhau” về concept, ý tưởng, cách thực hiện sân khấu, đạo diễn, cách đi runway. Sao độc lạ nhất, sao cho ấn tượng nhất và hấp dẫn những cái tên “Máu mặt” nhất. Tất nhiên, chi phí là không hề rẻ.

Quay trở lại Việt Nam, những chương trình thời trang mang đúng nghĩa là “Fashion show” tính trên đầu tay được mấy cái? Chẳng biết, nhưng mình biết chắc là những chương trình nổi đình nổi đám nó giống một chương trình giải trí lấy thời trang là một công cụ hơn là một chương trình thời trang. Bản chất vẫn bám sát về cuộc thi, về runway – là một nơi để cọ xát nhưng đã biến tướng ra khỏi mục đích “Thời trang thuần khiết” ban đầu. Những người không liên quan hoặc không có kiến thức nền tảng về thời trang được mời tới, làm những thứ để thu hút truyền thông, thu hút những người không quan tâm tới fashion. Nếu xét một mặt tích cực thì khiến công chúng đại trà biết nhiều hơn về fashion, nhưng bản thân họ chỉ coi thời trang như một sợi lông hồng – tựa lại bay. Thứ đọng lại duy nhất đó là những drama, những content không liên quan ngày qua ngày/ giờ qua giờ và chẳng đọng được quá nhiều về những thiết kế, những bộ sưu tập.
Mình chắc chắn rằng nếu được hỏi 1 nhà thiết kế nào có thực lực nào còn muốn tham gia các chương trình thời trang tại Việt Nam hay không – 80% luôn là những cái lắc đầu e ngại, dè chừng. Các thương hiệu trẻ thì họ vẫn chưa đánh giá cao được vẻ đẹp của 1 runway thực thụ vì đơn giản họ vẫn đang kinh doanh tốt hoặc những chương trình thời trang được tổ chức đã đánh mất niềm tin nơi họ. Vẫn có những mặt mà chương trình thời trang Việt Nam mang tới cho cộng đồng, đó là nơi để “truyền thông” và “Đánh bóng thương hiệu” cho các thương hiệu. Nhưng sự cạnh tranh, so đua còn ở đó hay không? Vậy có kéo được chất lượng đi lên hay không. Đố kị, ganh ghét trong sự lành mạnh là điều cần có trong thời trang – nghĩa là con gà tức nhau tiếng gáy, phải ra những sản phẩm đẹp hơn/tốt hơn hay câu chuyện ấn tượng hơn. Và tất cả được trình diễn dưới một sân khấu chung để chính người xem, những khán giả với trình độ chuyên môn cao sẽ là người quyết định. 1 cuộc thi lành mạnh nâng tầm cả nền thời trang lên.

Nhưng than ôi, nói là vậy – nhưng nhìn xem chúng ta đã làm được những gì?

Buồn.

You may also like

Leave a Comment