Các cố vấn Triều Tiên đào tạo cán bộ và nhân viên nhà tù Tuol Sleng (S21), khoảng năm 1976-1978. Ảnh: Trung tâm Tài liệu Campuchia (DC-Cam).

by admin

Quan hệ giữa Việt Nam và Triều Tiên xấu đi do bất đồng về cuộc nội chiến Campuchia (1967-1975). Bình Nhưỡng ủng hộ đề xuất của Bắc Kinh về việc thành lập một mặt trận thống nhất gồm 5 nước châu Á (Trung Quốc, Triều Tiên, Lào, Campuchia), trong khi Việt Nam và Liên bang Xô Viết lại tỏ ra dè chừng về ý tưởng này. Cần lưu ý là trong bối cảnh Trung Quốc và Liên Xô bị chia rẽ, Hà Nội đã không ngả về phía Bắc Kinh.

Năm 1968, Triều Tiên đã tỏ ra vô cùng bất mãn khi VNDCCH tham gia vào Hội nghị Paris về đàm phán hòa bình với người Mỹ trong cuộc xung đột ở Việt Nam. Triều Tiên coi thỏa thuận Paris năm 1973 là phi pháp.

Chính những vết nứt này mà sau năm 1975, Triều Tiên ủng hộ chế độ Khmer Đỏ. Quốc Vương Norodom Sihanouk thường xuyên đến Bình Nhưỡng, nơi ông được xây tặng một cung điện và có vệ sĩ riêng. Năm 1979, quan hệ ngoại giao giữa Hà Nội và Bình Nhưỡng xấu đi nghiêm trọng sau khi Triều Tiên lên án Việt Nam can thiệp vào Campuchia, đồng thời từ chối công nhận nước Cộng hòa Nhân dân Kampuchea mới.

Tình hình được cải thiện hơn sau khi Việt Nam rút quân khỏi Campuchia vào năm 1989. Năm 1989, hai nước mới thành lập Ủy ban liên chính phủ về Hợp tác Kinh tế, Khoa học và Kỹ thuật, tuy vậy Ủy ban này cũng chỉ họp thường niên được ba năm đầu, sau đó ngừng gần chục năm do Bình Nhưỡng không đồng tình với việc Việt Nam quan hệ với Hàn Quốc.

You may also like

Leave a Comment