Các cuộc phát kiến địa lý không phải để đi tìm vùng đất mới như chúng ta nghĩ, nó còn có những mục đích nguy hiểm hơn thế!

by admin

Tại sao thế kỉ XV lại xuất hiện rầm rộ những cuộc phát kiến địa lý?

Đến thời kỳ này, ngày càng có nhiều người tán thành thuyết quả đất hình cầu, các đại dương liền nhau và bao quanh lục địa. Do vậy, có nhiều người cho rằng từ Tây Âu cứ đi thẳng về hướng Tây, vượt Đại Tây Dương thì có thể đến bờ Đông của châu Á. Ngoài ra thì thuyền đi biển được người Bồ Đào Nha cải tiến, đồng thời các đồ dùng cần thiết khác như la bàn, bản đồ biển, dụng cụ đo vĩ độ cũng được sử dụng rộng rãi.

Những cuộc phát kiến vĩ đại trong thời kì này gồm có:

• Tìm được con đường biển sang phương Đông

• Phát hiện châu Mỹ

• Cuộc hành trình vòng quanh trái đất

Sau khi tìm kiếm những vùng đất mới, chuyện gì đã xảy ra?

• Chính sách thực dân của Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha: Sau khi phát hiện được châu Mỹ và đang từng bước tìm con đường biển sang phương Đông, hai nước Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha đã đàm phán với nhau để chia đôi trái đất. Theo hiệp ước đầu tiên ký năm 1493, từ đường kinh tuyến cách bờ biển Tây Phi 100 dặm về phía Đông thuộc phạm vi hoạt động của Bồ Đào Nha, từ đó về phía Tây thuộc Tây Ban Nha. Sau khi chiếm được các đảo bờ biển Caribê đã đẩy mạnh việc chinh phục miền Trung và Nam Mỹ làm thuộc địa. Tại những nơi đã chiếm được, người Tây Ban Nha vừa cướp bóc vừa khai thác các mỏ vàng bạc và thành lập đồn điền. Do người bản xứ bị tàn sát rất nhiều nên người Tây Ban Nha đã sang châu Phi bắt rất nhiều người da đen đưa sang châu Mỹ bán làm nô lệ.

• Hậu quả kinh tế đối với Tây Âu: Do chính sách buôn bán bịp bợm, cướp bóc và khai thác ở các vùng đất mới, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha đã chở về Tây Âu rất nhiều vàng bạc và các loại sản phẩm có giá trị của phương Đông và châu Mỹ. Tình hình đó đã đã dẫn đến cuộc cách mạng thương nghiệp và cuộc cách mạng giá cả ở Tây Âu. Từ đây thị trường thế giới được mở rộng, hàng hóa tăng lên nhiều, đường buôn và trung tâm buôn bán thay đổi. Đồng thời các tổ chức mới phục vụ cho ngành thương nghiệp như Sở giao dịch Công ty cổ phần, Công ty bảo hiểm…cũng ra đời. Cuộc cách mạng giá cả đã góp phần đẩy nhanh quá trình tích lũy vốn ban đầu của chủ nghĩa tư bản.

Lịch sử thật là thú vị đúng không, khi tìm hiểu về những thể kỉ trước, bạn mới thấy những biến chuyển về cán cân giữa các nước, giữa các thế lực diễn ra ác liệt tới thế nào. Trong phần đầu tiên của cuốn sách Sự trỗi dậy và suy tàn của các cường quốc đã mô tả rất chi tiết những gì đã xảy ra ở giai đoạn này kèm với những phân tích sắc sảo của chính ông. “Quan trọng, uyên bác, sáng suốt” – đó là những gì mà bạn có thể cảm nhận được sau khi nghiền ngẫm xong hơn 900 trang sách của “Sự trỗi dậy và suy tàn của các cường quốc”.

You may also like

Leave a Comment