Liên Hợp Quốc là tổ chức thế giới tượng trưng cho sự đoàn kết, hợp tác và hiểu biết lẫn nhau giữa các quốc gia. Như chúng ta đã biết, Liên Hợp Quốc, gọi tắt là UN, được thành lập vào năm 1945 sau Thế chiến II. Kể từ khi thành lập, Liên Hợp Quốc đã tìm cách đẩy mạnh an ninh, luật pháp quốc tế, bảo vệ nhân quyền, phát triển kinh tế và xóa đói giảm nghèo, đặc biệt chú trọng đến tiến bộ xã hội tại 193 quốc gia thành viên.
Với những mục tiêu to lớn như vậy trong danh sách của mình, giao tiếp hiệu quả là bước đầu tiên để thiết lập đối thoại giữa các quốc gia. Ngôn ngữ là rào cản đầu tiên mà các quốc gia hy vọng là loại bỏ đươc nó trước bắt tay vào thực hiện nhiệm vụ.
Chủ nghĩa đa ngôn ngữ trong Liên Hợp Quốc:
Là một phần của việc thiết lập đối thoại giữa các quốc gia, Liên Hợp Quốc có sáu ngôn ngữ chính thức được chỉ định để điều phối tất cả các quốc gia thành viên. Các ngôn ngữ này phục vụ như một phương tiện trao đổi trong các cuộc họp chính thức, trong đó các bài phát biểu được diễn giải đồng thời sang tất cả sáu ngôn ngữ chính thức và được chuyển tiếp tới các đại biểu. Hơn nữa, tất cả các tài liệu do Liên Hợp Quốc phát hành được in bằng cả sáu ngôn ngữ.
Chủ nghĩa đa ngôn ngữ giúp cho Liên Hợp Quốc có một số lợi thế quan trọng. Nó cho phép các quốc gia Liên Hợp Quốc với các nền văn hóa khác nhau có thể giao tiếp được với nhau. Nó hoạt động như một lực lượng thống nhất, cho phép các quốc gia dễ dàng trao đổi thông tin với nhau. Điều này đảm bảo làm tăng sự tham gia các hoạt động từ tất cả các quốc gia, nó như một công cụ thúc đẩy sự khoan dung và chấp thuận, cũng như mở đường cho một sự tăng cường tham gia của các quốc gia và đạt được nhiều kết quả tốt hơn.
6 ngôn ngữ này được gần 4,3 tỷ người trên thế giới sử dụng, tức là hơn một nửa dân số thế giới. (dân số thế giới tính đến hiện tại là khoảng 7,7 tỷ người)
Danh sách 6 ngôn ngữ chính thức của Liên Hợp Quốc:
1/ Tiếng Anh:
Ngôn ngữ chính thức và ngôn ngữ làm việc của Liên Hợp Quốc (từ ngày 1 tháng 2 năm 1946)
Ngôn ngữ chính thức và ngôn ngữ làm việc của Hội đồng Bảo an (từ ngày 24 tháng 6 năm 1946)
2/ Tiếng Trung phổ thông:
Ngôn ngữ chính thức của Liên hợp quốc (trừ Tòa án Công lý Quốc tế) (kể từ ngày 1 tháng 2 năm 1946)
Ngôn ngữ chính thức của Hội đồng Bảo an (từ ngày 24 tháng 6 năm 1946)
Ngôn ngữ làm việc của Đại hội đồng (từ ngày 18 tháng 12 năm 1973)
Ngôn ngữ làm việc của Hội đồng Bảo an (kể từ ngày 17 tháng 1 năm 1974)
3/ Tiếng Ả rập:
Ngôn ngữ chính thức và làm việc của Đại hội đồng (kể từ ngày 18 tháng 12 năm 1973)
Ngôn ngữ chính thức và hoạt động của các cơ quan con của Đại hội đồng (kể từ ngày 17 tháng 12 năm 1980)
Ngôn ngữ chính thức của Hội đồng Kinh tế và Xã hội (từ ngày 15 tháng 4 năm 1982)
Ngôn ngữ chính thức và hoạt động của Hội đồng Bảo an (kể từ ngày 21 tháng 12 năm 1982)
4/ Tiếng Tây Ban Nha:
Ngôn ngữ chính thức của Liên hợp quốc (trừ ICJ) (kể từ ngày 1 tháng 2 năm 1946)
Ngôn ngữ chính thức của Hội đồng Bảo an (từ ngày 24 tháng 6 năm 1946)
Ngôn ngữ làm việc của Đại hội đồng (từ ngày 7 tháng 12 năm 1948)
Ngôn ngữ làm việc của Hội đồng Bảo an (từ ngày 22 tháng 1 năm 1969)
5/ Tiếng Nga:
Ngôn ngữ chính thức của Liên hợp quốc (trừ ICJ) (kể từ ngày 1 tháng 2 năm 1946)
Ngôn ngữ chính thức của Hội đồng Bảo an (từ ngày 24 tháng 6 năm 1946)
Ngôn ngữ làm việc của Đại hội đồng (từ ngày 21 tháng 12 năm 1968)
Ngôn ngữ làm việc của Hội đồng Bảo an (từ ngày 22 tháng 1 năm 1969)
6/ Tiếng Pháp:
Ngôn ngữ chính thức và làm việc của Liên hợp quốc (trừ ICJ) (kể từ ngày 1 tháng 2 năm 1946)
Ngôn ngữ chính thức và hoạt động của Hội đồng Bảo an (kể từ ngày 24 tháng 6 năm 1946)
Vậy, danh sách ngôn ngữ trong tương lai của Liên Hợp Quốc sẽ như thế nào?
Tiếng Hindi có khả năng lọt vào danh sách các ngôn ngữ của Liên Hợp Quốc do số lượng người nói nó rất nhiều. Với số lượng người nói lớn nhất thứ năm trên thế giới, lý do duy nhất khiến nó không được đưa vào trong các ngôn ngữ chính thức là khu vực biệt lập nơi người ta nói ngôn ngữ Hindi là tiểu lục địa.
Tiếng Bengal có 250 triệu người nói trên toàn thế giới và là một ứng cử viên có thể cho vào danh sách các ngôn ngữ chính thức mới.
Tiếng Bồ Đào Nha đa dạng về địa lý hơn tiếng Nga hoặc tiếng Bengal. Đây là ngôn ngữ đứng thứ sáu trên thế giới được nói như là ngôn ngữ bản địa và là ngôn ngữ La Mã được nói nhiều đứng thứ hai trên thế giới sau tiếng Tây Ban Nha.
Nguồn: dichthuatmaster