CÁCH ĐỂ TÌM 1 MỤC ĐÍCH VÀ TÂM LÝ HỌC CỦA DAEMON

by admin

“Ko sớm thì muộn một thứ gì đó có vẻ sẽ gọi chúng ta đi trên 1 con đường nhất định. Bạn có thể nhớ cái “thứ này” là một tín hiệu cầu gọi trong thời thơ ấu khi một cơn thôi thúc từ nơi đâu đó, một sự say mê, một biến cố kỳ lạ xảy ra giống như 1 lời thông báo rằng: Đây là điều tôi phải làm, đây là điều tôi phải có. Đây chính là con người tôi.” (James Hillman, The Soul’s Code)

*

Khám phá một mục đích cuộc đời chính là một nguyên liệu thiết yếu cho cuộc sống đủ đầy. Bởi với một “lý do” để định hình sự tồn tại của mình thì dễ hơn nhiều so với việc duy trì sức chống chịu giữa những bất an của cuộc đời, và tiến về phía trước mặc cho những đòn giáng của số phận cản đường ta.

*

“Người ko có mục đích giống như con tàu thiếu đi bánh lái.” (Thomas Carlyle)

*

Nhưng tìm 1 mục đích cũng quan trọng trong việc sản sinh một cuộc đời tốt đẹp vì lý do đơn giản rằng khi ta khám phá một sự nghiệp hay nhiệm vụ mà ta cảm thấy một lời cầu gọi từ thâm tâm, thứ chính là bản chất của mục đích cuộc đời. ta giải thoát bản thân khỏi tình thế ko thể tránh khỏi của việc dành phần lớn thời gian cuộc đời thức dậy cho một công việc ta ko quan tâm và ko thể chờ đợi để kết thúc.

*

“Người nào trên thế giới sẽ ko thấy tình trạng của anh ta ko thể chấp nhận nổi nếu anh chọn một món nghề, một mỹ nghệ, đúng thực là bất kỳ hình thức cuộc đời nào, mà ko trải nghiệm một lời cầu gọi từ thâm tâm? Tất cả mọi thứ trên trái đất này có những mặt khó của riêng chúng! Chỉ có một vài động lực bên trong – niềm vui, tình yêu – có thể giúp ta vượt qua những rào cản, chuẩn bị 1 con đường, và nâng ta ra khỏi vòng tròn bó hẹp nơi những người khác giẫm đạp lên sự tồn tại thống khổ, nghèo nàn của họ”

(Goethe, The Essential Goethe)

*

Một vài người trong số ta may mắn ở chỗ đã tình cờ bắt gặp một mục đích khi còn trẻ. Một sự đam mê nắm lấy tâm trí trẻ tuổi của ta và một môi trường thuận lợi cung cấp các phương tiện để nuôi dưỡng sự tò mò này cho đến khi nó nở hoa thành mục đích cuộc đời. Tuy nhiên, với đại đa số chúng ta, một mục đích ko tới thông qua cách tình cờ như vậy, thay vào đó ta phải tự đi tìm chúng. Tuy nhiên trong cuộc tìm kiếm này ta ko cần phải đi mò mẫm, thay vào đó, ta có thể hướng tới lời chỉ dẫn của những người mà nhà tâm lý học James Hillman gọi là “Các hình mẫu của lời cầu gọi”, nghĩa là, những người đàn ông và phụ nữ trong lịch sử mà sự vĩ đại của họ bao gồm việc tìm ra và hoàn toàn tận tâm cống hiến hết mình cho mục đích mà chỉ mình họ đặc biệt thích hợp.

*

“Những người phi thường thể hiện lời cầu gọi một cách rõ ràng nhứt…họ phi thường là vì lời cầu gọi được thể hiện rất rõ ràng và họ rất trung kiên với nó. Họ đóng vai trò là những hình mẫu của lời cầu gọi và sức mạnh của nó, và cũng như là giữ vững lòng tin với các tín hiệu của nó.” (James Hillman, The Soul’s Code)

*

Những báo cáo về “các hình mẫu của lời cầu gọi” đều đổ về cùng 1 điểm gây tò mò. Nhiều người nhận định rằng điều dẫn dắt họ tới mục đích của mình ko phải là sự cân nhắc có lý trí, mà là một lực hoặc thôi thúc được cho là đến từ ngoài ngưỡng ý thức. Lực này được gọi bằng rất nhiều cái tên, nhưng đáng chú ý nhất là nó được gọi bằng Daemon.

*

Socrates được cho là bị 1 Daemon trú ngụ, thứ trong những thời khắc quan trọng cảnh bảo ông về điều ko nên làm. Goethe công nhận Daemon đối với những kỳ công thơ ca và khoa học của mình. Nhà thơ Rudyard Kipling viết: “Khi Daemon của bạn đang đảm nhiệm, đừng cố nghĩ 1 cách ý thức. Lững lờ, chờ đợi và tuân theo.” Carl Jung thẳng thắn tuyên bố rằng: “Có một Daimon trong tôi, và sau cùng thì sự hiện diện của nó mang tính quyết định.” (Carl Jung, Memories, Dreams, Reflections) Trong lá thư năm 1871 viết cho một người quen Nietzsche thú nhận: “Tôi chỉ dường như ko có la bàn để biết định mệnh của mình là gì … Tuy nhiên, khi nhìn lại thì tất cả mọi thứ dường như phù hợp đến nỗi như thể có một thần linh chỉ lối cho tôi thấy con đường.” (Nietzsche, Letter to Rhode) Với sự tồn tại rộng khắp của những báo cáo này, ko ngạc nhiên khi từ thiên hướng (Vocation), 1 từ đồng nghĩa thường được sử dụng thay cho từ mục đích (purpose), có nghĩa là “để được gọi”. Hay như Jung giải thích:

*

“Người có thiên hướng nghe được giọng nói của kẻ bên trong; anh ta được gọi. Và do đó niềm tin thần kỳ rằng anh ta sở hữu một con quỷ riêng tư vấn cho mình và yêu cầu của kẻ mà anh ta phải thi hành.” (Carl Jung, The Development of Personality)

*

Ko nhất thiết phải tin vào thần linh chỉ lối để làm rõ hiện tượng này/ Bởi Daemon có thể được khái niệm hóa theo thuật ngữ tâm lý học. Ta có thể xem chúng như là một phức hợp tâm lý vô thức, một cụm ý tưởng thiết thực, cảm xúc và mối liên kết tồn tại ngoài nhận thức và ảnh hưởng tâm trí ý thức của ta thông qua những cách phi lý. Daemon dẫn dắt ta tới vị trí của mục đích thông qua trực giác, tưởng tượng, cơn thôi thúc bất ngờ, sự đồng bộ, và giấc mơ.

*

“Về những bất ngờ của Daimon. Nó vượt qua ý định tôi bằng sự can thiệp, đôi khi là 1 chút chần chừ, đôi khi là một sự mê say chóng nhanh với ai đó hay điều gì. Những bất ngờ này cảm giác nhỏ và phi lý; bạn có thể gạt chúng qua 1 bên; tuy nhiên chúng cũng truyền tải một cảm giác quan trọng, sau cùng có thể khiến bạn thốt lên: “Định mệnh”” (James Hillman, The Soul’s Code)

*

Daemon mãnh liệt hơn ở một vài người so với số còn lại. Ví dụ, thiên tài, chính là cá nhân bị chiếm hữu bởi Daemon của mình – họ cảm thấy sự hiện diện của nó mạnh đến nỗi họ ko thể làm điều gì khác ngoài tuân theo mệnh lệnh của nó. Tuy nhiên, ở hầu hết chúng ta, Daemon bị chôn sâu kín trong tận cùng vô thức. Sau nhiều năm theo đuổi một lối sống vì lý do dễ dàng, an toàn và mong muốn hài lòng người khác, Daemon của ta đã im hơi lặng tiếng. Nhưng ta có thể đánh thức trí tuệ trực giác của kẻ hỗ trợ vô thức này nếu ta trau dồi một mối quan hệ ý thức với nó, điều ta có thể làm thông qua một chuỗi các bước có thể hành động.

*

Đầu tiên, ta cần phân biệt giá trị và sở thích đích thực của mình với những thứ ta bám dựa vào đơn thuần chỉ vì lý do chấp thuận của xã hội. Nói cách khác, ta phải, khám phá kỹ năng và hoạt động mang đến cho ta tia sáng niềm vui và phần thưởng nội tại, điều này chính là dấu hiệu xác định một mục đích cuộc đời phù hợp. Quá trình khám phá bản thân này được thúc đẩy tốt nhất thông qua lấy lại cảm giác ngạc nhiên như trẻ thơ và nhớ lại cách để chơi.

*

Nếu ta liên hợp vào các phiên khám phá và thử nghiệm hàng ngày mà trong đó ta cho phép sự tập trung của mình được dẫn dắt bởi tính tò mò bẩm sinh, qua thời gian ta sẽ hướng tới những hoạt động nhất định mà xung quanh đó một mục đích cuộc đời có thể được tạo nên. Tuy nhiên, ta ko nên, tìm kiếm một đam mê “thực sự”, bởi trong nhiều trường hợp ta chỉ trở nên đam mê một lĩnh vực hay hoạt động sau khi ta trở nên xuất sắc trong lĩnh vực đó. Nếu ta ko sẵn lòng ổn định ở một lĩnh vực trừ khi ta chắc chắn đó là đam mê “thực sự” của mình, ta có thể sẽ bắt tay vào cuộc tìm kiếm vô tận và ko bao giờ khám phá ra được mục đích. Do đó ta nên đặt tiêu chí thấp hơn và tìm một lĩnh vực hay phạm vi khơi gợi trí tò mò. Vì ít nhất ban đầu, có khả năng Daemon của ta sẽ yếu; nó sẽ ko mang đến cho ta sự cam đoan tuyệt vời về việc liệu ta có đi đúng hướng hay ko. Tuy nhiên, kể cả khi bất định, ta vẫn cần hành động – ta cần lắng nghe những dấu hiệu khó thấy mà Daemon cung cấp và chọn 1 lĩnh vực mà, ít nhất là gần đúng, liên quan tới sở thích của ta.

*

Tuy nhiên, ổn định trong 1 lĩnh vực nhất định, chỉ là bước đầu tìm kiếm mục đích – tiếp đó ta phải tận tâm hết mình để đạt được sự thành thục trong lĩnh vực đã chọn bởi chỉ khi đó ta mới thực sự đam mê về những gì mình làm và chỉ khi đó ta có thể tự tạo cho mình một cơ hội thực hiện hỗ trợ bản thân mình về mặt tài chính thông qua hoạt động ta đã chọn.

*

Với nhiều người sợ rằng họ ko có khả năng đạt được sự thành thục, nên nhớ rằng trong hầu hết các lĩnh vực, sự thành thục là một sản phẩm của thời gian tập luyện có chủ đích và tập trung nhiều hơn là phụ thuộc vào tài năng thiên bẩm. Nietzsche đã mang đến một ví dụ đầy cảm hứng về một nhà văn viết truyện ngắn có khởi đầu tầm thường. nhưng anh sáng tác những giai thoại mỗi ngày và trở thành một người quan sát hăng hái về tính phức tạp thuộc tâm lý con người, hết thảy cho cuộc hành trình tạo nên những câu chuyện vĩ đại nhất mà anh có khả năng làm.

*

“Trong bài tập luyện đa dạng này, hãy để khoảng 10 năm trôi qua; và sau đó điều được tạo nên trong công xưởng cũng có thể được mang đến trước con mắt công chúng.” (Nietzsche, Human, all too Human)

*

Đây chính là mức độ nghiêm túc lâu dài mà ta phải ban cho mục đích của chính mình để tạo nên khả năng thành công tốt nhất.

Vì việc trau dồi mục đích cuộc đời, theo cách mà ta đã trình bày, là một nhiệm vụ ngốn nhiều năm hoặc thậm chí là thập kỷ, có một mối nguy luôn thường trực là ta sẽ chạy trốn khỏi chúng và bị lạc lối bởi mong muốn an toàn, sự công nhận xã hội, tiền bạc hoặc sự nhàn hạ. Ta phải luôn cảnh giác trước cám dỗ đến từ những con đường sai lầm này, bởi nếu ta ko chống nổi chúng, Daemon sẽ trở nên ác quỷ – nó sẽ sỉ nhục ta vì sự hèn nhát và trừng phạt ta bằng nỗi đau.

*

“Bệnh tật ốm đau là câu trả lời mỗi khi ta bắt đầu nghi hoặc quyền được thực hiện nhiệm vụ của mình – mỗi khi ta bắt đầu biến mọi thứ dễ hơn cho bản thân. Kỳ lạ và đồng thời khủng khiếp!”

(Nietzsche, Assorted Opinions and Maxims)

*

Hay như Robert Greene lặp lại:

*

“Ko điều tốt nào có thể đến từ việc đi lệch khỏi con đường bạn được định sẵn để đi. Bạn sẽ bị tấn công bởi vô vàn nỗi đau tiềm ẩn. Thông thường thì bạn lệch hướng bởi vì cám dỗ tiền bạc, hay những viễn cảnh hoặc thành công ngay tức thì. Bởi vì điều này ko phù hợp với thứ sâu bên trong bạn, sở thích của bạn sẽ bị tụt lại và sau cùng tiền bạc sẽ ko đến một cách dễ dàng. Bạn sẽ tìm kiếm những nguồn lực tiền bạc dễ dàng, đi xa và xa hơn nữa khỏi con đường của mình. Ko thấy rõ trước mắt là gì, bạn sẽ kết thúc trong một công việc ko có triển vọng. Kể cả nếu như những nhu cầu vật chất được đáp ứng, bạn sẽ cảm thấy một sự trống rỗng bên trong cần phải lấp đầy bằng bất kỳ hệ thống niềm tin, ma túy, hay sự tiêu khiển nào. Ko có sự thỏa hiệp ở đây, ko có cách để thoát ra khỏi động lực này. Bạn sẽ nhận ra mình lạc lối bao xa bởi tận cùng nỗi đau và bất mãn. Bạn phải lắng nghe thông điệp của sự bất mãn, nỗi đau này, và để nó dẫn lối bạn…Đây là vấn đề sống chết.” (Robert Greene, Mastery)

*

Để tránh con đường sai lầm gây ra cơn phẫn nộ của Daemon, kiên nhẫn là điều khôn ngoan. Bởi như Schopenhauer lưu ý, khi ta

*

“…bị dẫn dắt bởi Daemon [của mình], con đường [của ta] sẽ ko phải là 1 đường thẳng tắp, mà là lưỡng lự và ko bằng phẳng.” (Arthur Schopenhauer, The World as Will and Representation)

*

Nhưng ta cũng phải cẩn thận ko được nhầm lẫn sự kiên nhẫn với lười biếng và sợ hãi. Bởi nếu ta là bậc thầy về việc tự lừa dối bản thân; ta sẽ có khả năng lạ kỳ khi tạo nên những lời biện minh thuyết phục cho sự trì hoãn của mình. Kiên nhẫn là điều cần để thấy công lao của mình đâm hoa kết trái, nhưng ta cần cảm giác gấp thúc trong việc trồng những hạt giống sinh ra những trái quả này. Nếu ta biết mục đích của mình nằm ở đâu, ta phải chiến đấu chống lại sự lôi kéo của trì hoãn và theo đuổi nó ngay bây giờ. Thời gian ko phải phe phái của ta và do đó ta nên dành thời gian hàng ngày cho công việc cần phải thực hiện xong. Bởi liệu ta có để ý tới lời cầu gọi từ Daemon hay liệu ta trốn chạy khỏi nó hay ko, có thể làm nên điểm khác biệt giữa cuộc đời thành công một cách quả cảm, hay cuộc đời hèn nhát bị lãng phí một cách bi thương.

*

“…chứng loạn thần kinh là…một sự phòng vệ…hay 1 nỗ lực, đến mức độ nào đó đã trả giá đắt, để thoát khỏi giọng nói bên trong và tiếp đó thoát khỏi thiên hướng…Đằng sau chứng loạn thần kinh là thiên hướng, số phận; sự phát triển của tính cách, sự nhận thức đủ đầy về ý chí sống được sinh ra với cá nhân bị giấu giếm. Đó là người thiếu đi Amor Fati [yêu lấy số phận] anh ta, kẻ bị loạn thần kinh, thực sự, đã bỏ lỡ thiên hướng của mình.” (Carl Jung, The Development of Personality)

You may also like

Leave a Comment