CÁCH MÀ VIỆC ĐỌC ẢNH HƯỞNG TỚI NÃO BỘ CỦA BẠN

by admin

NẾU BẠN ĐANG ĐỌC NHỮNG ĐIỀU NÀY, THÌ BẠN ĐANG ĐI ĐÚNG HƯỚNG RỒI ĐẤY!

Để mình nói các bạn nghe đôi điều về việc đọc!

Nếu bạn đang đọc những điều mình viết đây vào một ngày thứ bảy hay chủ nhật nào đấy, thì bạn ơi, bạn đã chọn đúng con đường trong cuộc sống rồi đấy. Để mình giải thích nhé:

Rất nhiều người hưởng thụ việc nằm đó trên giường, thoải mái và tận hưởng, và chẳng buồn làm gì cả một ngày dài. Rất nhiều người hưởng thụ việc đi làm, trở về nhà, rồi thư giãn; không ai thèm cố gắng để cải thiện bản thân cả. Thuật ngữ “tự phát triển” còn không có trong từ điển của họ.

Tại vì sẽ DỄ DÀNG HƠN khi chúc xuống thay vì hướng lên mà!

Ý mình là, sao phải cố để cải thiện chính mình chứ. Sao phải cố để nâng cao tài chính, tinh thần, thể chất và sức khỏe chứ?

Đấy là thứ ngăn cách hầu hết mọi người đến với thành công đấy. Đấy là thứ lý do chết tiệt khiến cho một số ít người có thể làm việc năng suất và đầu tư cho bản thân họ để đứng lên đỉnh đầu chuỗi thức ăn đấy!

Mình viết những điều này chỉ để nói rằng: “Nếu Bạn Đang Đọc Bài Này, cho vui thôi, hoặc đọc vào mấy ngày trong tuần đi nữa, hoặc là vì bạn muốn cải thiện bản thân… thì chúc mừng bạn!” Bạn ơi, bạn đang đi đúng hướng trong cuộc sống rồi.

Mình chỉ muốn viết đôi điều để truyền tải cảm hứng cho bạn, để bạn biết rằng bạn đang làm đúng lắm! Cứ TIẾN LÊN Nhé!

_

VẬY VIỆC ĐỌC ẢNH HƯỞNG LÊN NÃO BỘ CỦA BẠN NHƯ THẾ NÀO?

Nếu bạn là một người chăm đọc: Hãy Cho Bản Thân Một Tràng Vỗ Tay Đi Nào!

Vì sau đây là những lợi ích của việc đó:

1: TĂNG CƯỜNG KẾT NỐI NÃO BỘ:

Điều này mới đầu nghe hơi khó hiểu một chút, ý mình là gì khi nói: “Tăng cường Kết nối”?

Để giải thích, trước tiên chúng mình hãy nhìn qua một chút cách mà não bộ được hình thành. Chúng mình sẽ thấy rằng não bộ về cơ bản là một sự liên kết (hoặc đúng hơn là một mạng nhện) của các tế bào thần kinh [neurons] (còn được gọi là sứ giả thông tin). Điều này rất quan trọng bởi lẽ khi chúng mình lặp đi lặp lại một hành vi nào đó (bất kể đó là những suy nghĩ hay cảm xúc hay gì đi nữa) thì những hành vi đó sẽ bị “khắc sâu vào tiềm thức” [hard-wired] vào bộ não chúng ta (có nghĩa là các tế bào thần kinh sẽ dần dần hoạt động một cách nhuần nhuyễn hơn).

[Vì neuron cần tín hiệu dù là điện hay hóa học, hơn nữa cơ chế “khắc thành thói quen” cũng không gây shock hay bất cứ phản vệ nào cho neuron như việc lympho B sản xuất kháng thể mới.]

(Tuyên bố từ chối trách nhiệm: Những điều mình nói trên về bộ não có thể không đúng. Mình không phải bác sĩ nên hãy xem mọi điều mình nói trên như muối bỏ bể thôi. Những quan điểm đấy được hình thành từ những nghiên cứu mình tự tìm hiểu.)

[Trans: Hãy xem qua khóa học Learning how to learn trên Coursera. Thông tin trên được tác giả đưa ra là đúng (dù chưa đủ)].

Vậy thì chuyện đó liên quan gì tới việc đọc? Chà, nếu chúng mình liên tục đọc, thì các phần của não bộ, đặc biệt là các phần của não bộ nơi mà chúng ta tiếp nhận thông tin, kiếm soát quá trình xử lý ngôn ngữ, vâng vâng, sẽ được “khắc sâu vào tiềm thức” hơn!

Đây là một nghiên cứu năm 2013 đã chứng minh điều đó!

_

Từ: Brain Conectivity

ẢNH HƯỞNG NGẮN HẠN VÀ DÀI HẠN CỦA TIỂU THUYẾT LÊN SỰ KẾT NỐI TRONG NÃO BỘ. (LƯỢC DỊCH)

Cụm tác giả: Gregory S.Berns, Kristina Blaine, Michael J. Prietula, và Brandon E. Pye

Về Lý Thuyết:

Chúng tôi đã tìm cách xác định xem việc đọc một cuốn tiểu thuyết có gây ra những thay đổi có thể đo lường được đối với sự kết nối của não bộ trong trạng thái nghỉ ngơi hay không, và bao lâu thì những thay đổi này có thể tồn tại. Kết hợp chặt chẽ với phương thức nghiên cứu “thiết kế bên trong đối tượng” [within-subject design][1]…

[1: Within-subjects design nghĩa là, một nghiên cứu thực hiện trong một nhóm, mà tất cả người tham gia đều sẽ được tham gia dưới mọi điều kiện. Khác với between-subjects design, nghĩa là mọi đối tượng tham gia chỉ được tham gia dưới một điều kiện.]

…những người tham gia nghiên cứu sẽ được quét hình ảnh của chức năng cộng hưởng từ (fMRI) trong lúc nghỉ ngơi, liên tục trong 19 ngày. Đầu tiên, chúng tôi thu thập dữ liệu cơ bản của họ trong 5 ngày đầu, vào lúc hoàn toàn nghỉ ngơi để thực hiện giai đoạn “rửa trong” [wash-in] não bộ. Trong 9 ngày tiếp theo, người tham gia sẽ đọc 1/9 cuốn tiểu thuyết mỗi ngày vào buổi tối, và chúng tôi sẽ lấy dữ liệu vào sáng hôm sau. Cuối cùng, dữ liệu được thu thập vào 5 ngày sau đó cho giai đoạn “rửa ngoài” [wash-out] não bộ, sau khi mọi người đã hoàn thành xong cuốn sách. Vào những ngày cuối cùng đó, đã có sự gia tăng đáng kể trong các kết nối, tập trung ở các trục [hubs] phía góc bên trái hồi góc [angular]/hồi trên viền [supramarginal gyrus] [2] và ngay bên phải phía sau hồi thái dương [temporal gyri] [3].

[2: Supramarginal gyrus: là một phần của thùy đỉnh não, thuộc một trong hai phần của tiểu thùy đỉnh dưới, cùng hồi góc [angular gyrus].

Thùy đỉnh dưới [inferior parietal lobule (IPL)]: còn được gọi là Khu vực Geschwind, là một trong ba bộ phận của thùy đỉnh. Nó liên quan tới việc nhận thức cảm xúc, giải thích các thông tin cảm giác, góp phần trong quá trình nhận thức không gian, xử lý thị giác và thính giác.

3: Temporal gyri: hồi thái dương, gồm các phần như hồi thái dương cao cấp (STG), hồi phần trước (aSTG), phần giữa (mSTG), phần sau (pSTG) thuộc thùy thái dương; liên quan đến việc xử lý các cảm xúc đầu vào và chuyển đổi chúng thành các ý nghĩa có nguồn gốc để duy trì các trí nhớ thị giác, khả năng thấu hiểu ngôn ngữ và liên kết cảm xúc. Cảm ơn bạn Nguyễn Cao Kỳ đã góp ý mình phần này].

Các trục này được liên kết với các khu vực não bộ đã kể trên, thông qua chức năng của các khu vực đã giúp người đọc định hình nên bối cảnh cũng như thấu hiểu câu chuyện, và những biến đổi trong đó cũng giúp chúng tôi nhận định được thời gian mà sự kết nối ngắn hạn này suy tàn, một cách vô cùng nhanh chóng sau khi những người tham gia hoàn thành xong quyển sách. Nhưng những thay đổi lâu dài trong sự kết nối của não bộ vẫn tồn tại thêm nhiều ngày nữa – điều này được quan sát thông qua hai bên vỏ não somatosensory [somatosensory cortex] [4] đã khuyến khích tiềm năng “nghiệm thân nhận thức” [embodied semantics] [5].

[4: Somatosensory cortex: Vỏ não Somatosensory nằm trong thùy đỉnh, chịu trách nhiệm xử lý thông tin cảm giác tới từ lớp hạ bì của da, cơ, và khớp; nhận và giải thích tất cả thông tin đến từ hệ thống xúc giác như cảm giác đau, nhiệt độ, áp lực, cũng như khả năng nhận thức kích thước, kết cấu và hình dạng của vật thể.

5: Embodied semantics: nghiệm thân nhận thức, là một lý thuyết lý giải rằng một quá trình xử lý nhận thức cao hơn, bao gồm cả xử lý ngôn ngữ như việc đọc sẽ kích hoạt các cấu trúc cảm giác của não bộ – giống hệt như các cảm giác được nhận thức từ các trải nghiệm tương tự trong đời thực.]

Một cuốn sách hay sẽ để lại cho bạn nhiều trải nghiệm, và hơi chút kiệt quệ ở phần kết. Và bạn sẽ sống vô vàn cuộc đời trong lúc đọc. – William Styron, trong Trò chuyện cùng William Styron.

HẦU HẾT MỌI NGƯỜI ĐỀU CÓ THỂ chỉ ra những cuốn sách đã mang lại ấn tượng tuyệt vời cho họ, và một cách chủ quan, đã thay đổi cả suy nghĩ của họ nữa. Một số khác còn có thể đưa ra đầu sách đã thay đổi cuộc đời mình. Ví dụ như Stephen King, đã nói rằng Chúa Ruồi chính là thứ biến đổi cuộc đời ông, “bởi vì nó là một câu chuyện mang theo thông điệp tuyệt vời, và bởi vì nó là một chuyến phiêu lưu tuyệt hảo.” Hay như Joyce Carol Oates đã nói Alice Ở Xứ sở Thần tiên chính là “cuốn sách ảnh hưởng lớn tới thế giới tưởng tượng” của bà. Có lẽ cũng hợp lý khi một thứ bình thường như sách lại có thể để lại ấn tượng lớn đến nỗi thay đổi cuộc đời một người, thì nó cũng sẽ đủ mạnh mẽ để gây ra những thay đổi trong chức năng và cấu trúc của não bộ. […]

Tiểu thuyết là những câu chuyện, và những câu chuyện là các đối tượng phức tạp cho việc giao tiếp – Abbot, trong The Cambridge Introduction to Narrative.

Mặc dù đã có vô số giả thuyết về ngôn ngữ học và văn học đã mô tả về việc điều gì đã tạo nên những câu chuyện, nhưng nghiên cứu sinh học về thần kinh chỉ vừa mới bắt đầu làm sáng tỏ cách mà mạng lưới não hoạt động khi xử lý các câu chuyện. […] Nói cách khác, lý thuyết về sinh học thần kinh hiện đại đã mô tả một mạng lưới, mà ở đó, có các vùng não đang hoạt động trong lúc nghỉ ngơi và cũng chịu trách nhiệm để xử lý quá trình nhận thức trong lúc chúng ta đọc sách. […]

Sự can thiệp của việc nhận thức và các cảm xúc mang lại từ con chữ đã được chứng minh là sẽ gây ra những thay đổi nhất thời trong chức năng kết nối của não bộ – Hasson U, Nusbaum HC, Small SL trong Task-dependent organization of brain regions active during rest.

[Dài quá lười dịch: Trong 19 ngày nghiên cứu đó, người ta đã không ngừng kiểm tra hình ảnh fMRI trong trạng thái nghỉ và đưa ra các so sánh, sự lý giải về giải tích số học, về các các loại toán thống kê đó, hay nói cách khác là nghiệm thu số học (có ý nghĩa về mặt thống kê) cho các con số thu được. Đưa ra định nghĩa về RSN [resting-state networks] – mạng lưới trạng thái nghỉ, mà đây chính là thứ điều khiển các chức năng não bộ tham gia vào việc đọc cuốn sách, đặc biệt là các vùng liên kết đa phương thức xung quanh điểm nối thái dương [temporoparietal junction] (TPJ), gồm hồi trên viền, hồi góc, hồi thái dương cao cấp và hồi thái dương giữa – là các vùng xử lý cảm giác và vận động.

Hoàn toàn hợp lý khi việc đọc tiểu thuyết sẽ khiến độc giả đặt mình vào vị trí của nhân vật chính bởi sự kích hoạt của vỏ não somatosensory – thứ làm thay đổi khả năng cảm nhận, và kết nối với vỏ não vận động [motor cortex] là vùng nằm trong thùy trán, tham gia vào việc lên kế hoạch, kiểm soát và thực hiện các cử động có chủ ý – các sự liên kết này từng được gọi là “mạng lưới nhân vật chính”. Chứng minh việc “sống cùng – đau chung với nhân vật trong sách” là khả thi.]

Tuy nhiên, vẫn có khả năng là các thay đổi trong vùng tiểu não và thay đổi trong vỏ não somatosensory đều chỉ là sự phản xạ trong việc điều khiển các cơ quan liên quan tới hành động đọc. Các quá trình như vậy có thể là do, ví dụ như là – sự phối hợp vận động và tầm chú ý của thị giác, chứ không liên quan gì tới nội dung cuốn sách.

Tóm lại, chúng tôi đã chứng minh rằng dựa trên khả năng từ những trải nghiệm đa dạng của những người tham gia, có một sự thay đổi chung đáng kể và có thể nhận biết được, trong việc quan sát mạng lưới nghỉ ngơi (RSN) của họ sau khi đọc một phần cuốn sách vào tối hôm trước. Hơn nữa, sự thay đổi này có thể tách biệt thành hai mạng lưới hoạt động, với mạng lưới ngắn hạn sẽ bắt nguồn từ hồi góc trái, và mạng lưới dài hạn sẽ phân tán hai bên trong vỏ não somatosensory. Mặc dù vẫn để lại một câu hỏi mở cho những nghiên cứu tương lai về việc những thay đổi đó có thể kéo dài trong bao lâu, nhưng kết quả mà chúng tôi mang lại đã gợi mở một cơ chế tiềm năng, khi mà việc đọc không chỉ củng cố các vùng xử lý ngôn ngữ mà còn ảnh hưởng đến từng cá nhân con người thông qua nghiệm thân nhận thức được thực hiện trong các vùng cảm giác.

_

2: CẢI THIỆN TRÍ NHỚ VÀ SỰ TẬP TRUNG:

Hãy xem qua insider . com nói gì về điều ấy:

_

NĂM CÁCH MÀ VIỆC ĐỌC SẼ MANG LẠI LỢI ÍCH CHO SỨC KHỎE CỦA BẠN [LƯỢC DỊCH ;;-;;]

  • Việc Đọc Sẽ Cải Thiện Trí Nhớ Và Sự Tập Trung:

Dù não bộ không phải cơ bắp, nhưng nó vẫn có thể có được những lợi ích từ việc tập luyện. Tương tự như cách nâng tạ giúp cơ thể chúng ta khỏe hơn, đọc sách là một quá trình đòi hỏi nhận thức có thể tăng cường trí nhớ và sự tập trung.

Khi đọc, chúng ta tạo ra một “bản đồ tinh thần” [6] cho các văn bản được viết ra. Bản đồ này giúp chúng ta xử lý những con chữ mình đang đọc và hỗ trực trong việc nhớ lại kiến thức và ghi nhớ chúng. Sabrina Romanoff, một nhà tâm lý học lâm sàng ở Thành phố New York, đã nói rằng một thói quen đọc sách thường xuyên sẽ giúp não bộ “luyện tập” cho các quá trình nhận thức góp phần vào hoạt động của bộ nhớ.

[6: Mental map: Bản đồ tinh thần, một bản đồ phản ánh nội dung tài liệu và các cấu trúc của chúng.]

Romanoff nói rằng, “Não bộ chúng ta cũng xử lý các con chữ trong tiềm thức như cách mà chúng ta viết chúng ra vậy. Những quá trình xử lý này đòi hỏi nỗ lực và sự tập trung trong tinh thần. Và chúng ta càng củng cố chúng bao nhiêu, thì khả năng hoạt động của bộ nhớ sẽ càng lớn bấy nhiêu.”

_

3: XÂY DỰNG VỐN TỪ VỰNG CỦA BẠN:

Điều này không cần dẫn chứng gì tới não bộ. Mình nghĩ nó đã đủ hiển nhiên để không cần phải cung cấp thêm bất kỳ một nghiên cứu nào.

Nhưng tại sao điều này lại quan trọng ấy à? Ừ thì, bạn hẳn không muốn trở thành một con người 50 tuổi với vốn từ vựng của một đứa trẻ 12 tuổi đâu nhỉ, bạn cũng không muốn ngôn từ của mình nghe như vô giáo dục quá đâu. Và bạn cũng cần vốn từ vựng để những công việc giấy tờ (như email, bài luận…) của mình nghe thật tinh tế [sophisticated] nữa.

Mình thực sự tin rằng có một trường từ vựng đẹp hơn, rộng lớn hơn sẽ chẳng mang lại gì trừ những lợi ích cả!

You may also like

Leave a Comment