CÁCH PHÁT TRIỂN BLOG CÁ NHÂN VỚI CONTENT HƯỚNG ĐẾN GENZ

by admin

1. Lập kênh blog như thế nào? Nên sử dụng bản có phí hay miễn phí?

Nếu là người sáng tạo nội dung trên mạng xã hội, điều cơ bản nhất là bạn phải lập một kênh nào đó của riêng mình. Ở bài viết này, mình chia sẻ về việc viết lách nên kênh bạn cần sẽ là blog hoặc fanpage để chia sẻ nội dung của bạn cho genZ – những người mà bạn hướng tới.

-Việc tạo một trang fanpage thì không có gì khó khăn cả, cái khó khăn và mới mẻ mà có thể các bạn chưa tiếp xúc nhiều đó là blog.

-Các bước lập blog cá nhân:

+Bạn có thể tạo một blog miễn phí qua WordPress, Blogpost, Tumblr…Bình thường thì mình không hay truy cập vào mấy trang blog miễn phí này để đọc bài lắm. Blog miễn phí giới hạn nhiều tính năng, nhưng nếu bạn muốn dùng nó để thỏa mãn niềm yêu thích viết lách thì cũng ok đó.

+Nếu bạn xác định xây dựng thương hiệu cá nhân và kiếm tiền từ việc viết lách thì bạn nhất định nên đầu tư một khoản chi phí cho blog của mình, vì bạn có thể bắt đầu kiếm tiền từ chính nó: như làm afiliate, đặt quảng cáo vào blog (khi bạn có một lượng độc giả truy cập ổn định). Để thiết kế một blog hoàn chỉnh, bạn cần có:

+Tên miền: Ví dụ khi bạn search trên google “Thời gian rảnh tạo ra số phận” của web5ngay thì sẽ có dòng chữ nhỏ bên dưới là web5ngay . com Đây chính là tên miền.

+Hosting: chính là ngôi nhà lưu giữ toàn bộ nội dung của bạn ( có thể hiểu “host” là chủ nhà)

+Theme: chính là giao diện, hình ảnh làm cho blog của bạn trông xinh xẻo và thu hút hơn

+Plugin: có thể coi là các app trên điện thoại của bạn, mỗi plugin có công dụng khác nhau: như phân loại bài viết, tạo hộp đăng ký email cho độc giả, donation,….

*Một số blogger mà bạn nên tham khảo để xem lối viết bài liên quan đến genz cũng như giao diện blog của họ:

The Present Writer, Thái Vân Linh, Quanh With GenZ, The Inspired Room,…

2. Sau khi có kênh bạn cần phải sáng tạo nội dung liên tục để tiếp tục có những lượng độc giả mới:

Xây nội dung hướng đến Genz, ở đây mình liệt kê ra một số nghách liên quan đến genZ: phát triển bản thân (học tập, tâm lý, gia đình, câu chuyện hàng ngày, phát triển kỹ năng,…), review các thứ, lối sống tối giản + chủ nghĩa tự do (kiếm tiền, khám phá môi trường sống xung quanh).

Nhưng quan trọng nhất là viết content phải dựa vào 3 yếu tố sau: sở thích cá nhân, sở trường của bạn, và cái mà xã hội cần.

Xác định đối tượng mà mình hướng đến là genZ thì chúng ta cần nghiên cứu: mối quan tâm của họ là gì? Những khó khăn trong lứa tuổi của họ? Chúng ta làm thế nào để giúp họ? (Để làm được điều này thì bạn phải đang trong lứa tuổi đó hoặc bạn đã trải qua những điều ấy rồi….Đặc biệt là nếu bạn cũng là genZ thì bạn đã làm gì để giải quyết những khó khăn của mình một cách hiệu quả, từ đó bạn có trải nghiệm và chia sẻ cho họ).

Vậy làm thế nào để ta biết được những khó khăn mà các bạn genZ đang gặp phải? Đây cũng là mấu chốt để các bạn có nhiều ý tưởng để tạo nên những bài viết giá trị. Điều này rất đơn giản:

-Bạn có thể lấy từ trải nghiệm hoặc câu chuyện trong chính hành trình phát triển của bạn

-Bạn có thể theo dõi các youtuber, blogger đã thành công trong mảng content đó; sau đó bạn đọc bình luận dưới các video, bài viết. Chắc chắn sẽ có rất nhiều bạn genZ chia sẻ cảm nhận thật cũng như những khó khăn mà các bạn ấy đang gặp phải….

Hoặc bạn có thể vào các hội nhóm mà content chia sẻ liên quan đến genZ để biết được bạn cần viết những gì. Làm theo cách này thì bạn không bao giờ lo thiếu ý tưởng để viết. Bạn chỉ thiếu ý tưởng khi bản thân không có sự thay đổi mới mẻ nào, cũng như bạn không thường quan sát đến những khía cạnh nhỏ nhất trong cuộc sống của bạn.

Khi bạn không biết được khó khăn mình đang mắc phải là gì thì làm sao bạn có thể biết được làm cách nào để giải quyết nó, từ đó làm sao bạn có thể đêm trải nghiệm mà chia sẻ cho người khác được!

Nội dung bài viết của bạn giải quyết được càng nhiều vấn đề mà những genZ đang gặp phải thì bạn càng được nhiều độc giả biết đến, và kênh blog của bạn cũng thu hút được nhiều sự quan tâm hơn. Chắc chắn rằng, bạn càng viết nhiều, chia sẻ nhiều thứ hữu ích thì sẽ có nhiều độc giả biết tới bạn và kênh của bạn hơn. Điều này giống như việc cho đi và nhận lại vậy! Bạn không cần phải giỏi văn và có lối viết bay bổng, bạn chỉ cần viết ra từ những câu chữ chân thành và từ chính những trải nghiệm thật sự của bạn.

3. Lợi ích của việc viết content có định hướng nội dung và đối tượng cụ thể sẽ giúp bạn:

xây dựng dấu ấn/ thương hiệu cá nhân;

phát triển sự nhạy cảm và óc phân tích với các vấn đề xung quanh cuộc sống của bạn.

Từ lúc mình viết content và tập trung phát triển ngách content hướng đến genZ, mình cảm thấy mình nhạy cảm và thường chú ý tỉ mỉ với mọi thứ xung quanh mình, mục đích là phát triển ý tưởng liên tục cho những bài viết khác nhau. Mỗi ngày mình đều tự đặt ra câu hỏi: Mình nên viết gì để chia sẻ cho các bạn đây nhỉ? Mình có trải nghiệm nào mới mẻ hay không? Chính điều này cũng luôn là động lực để mình dấn thân vào những trải nghiệm mới, tìm kiếm cơ hội để thử sức mình và đem chia sẻ cho các bạn.

Các bạn có thể ghé thăm mình tại “Thảo Nè Blog” nhé!

You may also like

Leave a Comment