CÁI CHẾT CỦA NHÀ VĂN NAM CAO

by admin

– Dẫn: Nam Cao (1917 – 1951) là một nhà văn, chiến sĩ người Việt Nam. Ông đã có nhiều đóng góp quan trọng cho nền văn học nước ta, như truyện ngắn “Lão Hạc”, “Chí Phèo”, “Đời thừa”,… mà ta từng được học qua khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Đáng tiếc, nhà văn lớn của dân tộc này lại hi sinh anh dũng trên chiến trường, trước khi được hưởng sinh nhật thứ 40, đang lúc cảm hứng sáng tác của ông còn đang trào dâng. Sau đây là tư liệu khá chi tiết cái c.h.e.t của tác giả Chí Phèo do ông Đỗ Đình Thọ đã kể lại:

“Các anh đi vào địch hậu với niềm tin thắng lợi. Riêng Nam Cao thì hy vọng dịp này sẽ lấy được nhiều tài liệu để hoàn thành cuốn tiểu thuyết mà anh ấp ủ từ lâu về quê hương đồng bằng kháng chiến, và sẽ được gặp lại vợ con sau hai năm xa cách. Khi đò tới Cầu Đài (xã Gia Tân) các anh bị địch phát hiện. Bọn giặc đóng ở bót Hoàng Đan, ngã ba sông Đáy, là đồn tiền tiêu của cứ điểm Non Nước Ninh Bình. Mọi ngày chúng nống sang Gia Viễn càn quét rồi lại rút về, nhưng không ngờ ngày hôm ấy, 29/10/1951, một trung đội Com-măng-đô gồm lính Âu Phi và lính dõng đã ở tại Mưỡu Giáp vì ở đây có nhà thờ, có cha xứ, có đội vệ sĩ bảo an. Khoảng cuối chiều, trời vẫn còn nắng ấm, bà con nông dân đi làm về xuống cầu bến rửa chân, thấy đò của cán bộ theo đường dây cứ lao qua Mưỡu Giáp, đã vẫy nón báo hiệu để đò quay lại, nhưng người cán bộ đường dây chủ quan, tưởng bà con vẫy chào mình nên cứ tiến vào sâu. Bọn Âu Phi và ngụy quân báo động. Chúng lội xuống đồng, lấy đò, bí mật lao ra bắt gọn. Đến khi phát hiện ra địch, ta vội quay mui đò chạy. Giặc đã bắn theo và các anh đã nhảy xuống đò để chạy trốn, nhưng chúng ập đến đông và bắt gọn chiếc đò của Nam Cao đem về chỉ huy sở tại nhà Nghị Vận (làng Mưỡu Giáp) để tra tấn suốt đêm hôm đó. Cho đến rạng sáng ngày hôm sau, 30/11/1951, trước khi rút quân về Hoàng Đan, chúng đã bắn Nam Cao cùng các đồng chí của ông ở gốc cây bàng trước nhà thờ Mưỡu Giáp rồi ném xác xuống ao. Bấy giờ, cơ sở bí mật của ta mới tìm cách vớt xác đem chôn cất tử tế. Có một điều lạ lùng không lý giải được là trước đây khi viết Chí Phèo, Nam Cao đã hư cấu ra một làng tên là Vũ Đại, nhưng ông không ngờ khi mình chết lại được chôn ngay trên đất làng Vũ Đại (xã Gia Xuân, huyện Hoàng Đan – Ninh Bình) có thật trên bản đồ!”

– Nguồn: Nghĩ tiếp về Nam Cao, nhiều tác giả

CÁI C.H.E.T CỦA NHÀ VĂN NAM CAO

– Dẫn: Nam Cao (1917 – 1951) là một nhà văn, chiến sĩ người Việt Nam. Ông đã có nhiều đóng góp quan trọng cho nền văn học nước ta, như truyện ngắn “Lão Hạc”, “Chí Phèo”, “Đời thừa”,… mà ta từng được học qua khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Đáng tiếc, nhà văn lớn của dân tộc này lại hi sinh anh dũng trên chiến trường, trước khi được hưởng sinh nhật thứ 40, đang lúc cảm hứng sáng tác của ông còn đang trào dâng. Sau đây là tư liệu khá chi tiết cái c.h.e.t của tác giả Chí Phèo do ông Đỗ Đình Thọ đã kể lại:

“Các anh đi vào địch hậu với niềm tin thắng lợi. Riêng Nam Cao thì hy vọng dịp này sẽ lấy được nhiều tài liệu để hoàn thành cuốn tiểu thuyết mà anh ấp ủ từ lâu về quê hương đồng bằng kháng chiến, và sẽ được gặp lại vợ con sau hai năm xa cách. Khi đò tới Cầu Đài (xã Gia Tân) các anh bị địch phát hiện. Bọn giặc đóng ở bót Hoàng Đan, ngã ba sông Đáy, là đồn tiền tiêu của cứ điểm Non Nước Ninh Bình. Mọi ngày chúng nống sang Gia Viễn càn quét rồi lại rút về, nhưng không ngờ ngày hôm ấy, 29/10/1951, một trung đội Com-măng-đô gồm lính Âu Phi và lính dõng đã ở tại Mưỡu Giáp vì ở đây có nhà thờ, có cha xứ, có đội vệ sĩ bảo an. Khoảng cuối chiều, trời vẫn còn nắng ấm, bà con nông dân đi làm về xuống cầu bến rửa chân, thấy đò của cán bộ theo đường dây cứ lao qua Mưỡu Giáp, đã vẫy nón báo hiệu để đò quay lại, nhưng người cán bộ đường dây chủ quan, tưởng bà con vẫy chào mình nên cứ tiến vào sâu. Bọn Âu Phi và ngụy quân báo động. Chúng lội xuống đồng, lấy đò, bí mật lao ra bắt gọn. Đến khi phát hiện ra địch, ta vội quay mui đò chạy. Giặc đã bắn theo và các anh đã nhảy xuống đò để chạy trốn, nhưng chúng ập đến đông và bắt gọn chiếc đò của Nam Cao đem về chỉ huy sở tại nhà Nghị Vận (làng Mưỡu Giáp) để tra tấn suốt đêm hôm đó. Cho đến rạng sáng ngày hôm sau, 30/11/1951, trước khi rút quân về Hoàng Đan, chúng đã bắn Nam Cao cùng các đồng chí của ông ở gốc cây bàng trước nhà thờ Mưỡu Giáp rồi ném xác xuống ao. Bấy giờ, cơ sở bí mật của ta mới tìm cách vớt xác đem chôn cất tử tế. Có một điều lạ lùng không lý giải được là trước đây khi viết Chí Phèo, Nam Cao đã hư cấu ra một làng tên là Vũ Đại, nhưng ông không ngờ khi mình chết lại được chôn ngay trên đất làng Vũ Đại (xã Gia Xuân, huyện Hoàng Đan – Ninh Bình) có thật trên bản đồ!”

– Nguồn: Nghĩ tiếp về Nam Cao, nhiều tác giả

You may also like

Leave a Comment