“Cái Chết Của Tác Giả” là một lối phân tích văn học, chứ không phải một lối tư duy sáo rỗng!

by admin

TN: "Cái Chết Của Tác Giả" là một tiểu luận của nhà phê bình văn học người Pháp Roland Barthes (1915 - 1980). Ở đây, Barthes không ám chỉ "cái chết thân xác", mà ông từ giã việc tôn sùng tác giả như người duy nhất quyết định ý nghĩa của tác phẩm. Với ông, sự sống của tác phẩm không phụ thuộc vào tác giả, mà được dung dưỡng dựa trên nhiều cách đọc và diễn giải khác nhau. (Trích dẫn từ Vietcetera)

Dạo gần đây, tôi nhận thấy người ta có xu hướng sử dụng cái mác “Cái Chết Của Tác Giả” khi tranh luận và gắn cho nó một cái định nghĩa vô vị kiểu “bạn cần phải tách bạch giữa tác giả và tác phẩm”. Trong mấy cuộc chiến tranh văn hóa vô nghĩa, luận điểm này sẽ thường được phía bênh vực lôi ra cứ mỗi khi người ta tranh cãi liệu cuốn sách này cuốn sách nọ “có vấn đề” hay không.
Chính vì thế mà thật đáng tiếc, bởi tiểu luận nguyên bản do Roland Barthes khởi xướng tự nó đã khá hấp dẫn ngay từ đầu rồi.
Tất nhiên điều đó không đồng nghĩa với việc tôi cho rằng quan điểm của ông ấy là “đúng đắn”, ý tôi là, chúng ta đang nói về phê bình văn học đấy, chứ chẳng phải nói về vật lý hay toán học gì đâu, ở đây không tồn tại thứ gọi là mô hình học thuật “đúng đắn” để bạn tôn thờ và ưa chuộng hơn những mô hình khác.
Có vẻ như hầu hết mọi người đều không tự nhận thức được rõ về các trường phái tư tưởng khác nhau. Ví dụ cụ thể nhất là sự khác biệt rõ rệt giữa một bài đánh giá mô tả một cuốn sách mà bạn đã đọc – mà không hề biết tác giả của nó là ai – có ý nghĩa như thế nào đối với bản thân bạn với một bài đánh giá ca ngợi một tác phẩm văn học cổ điển vì nó là kiệt tác vĩ đại nhất của tác giả đó, hoặc là vì nó có “tác động lớn đến nền văn học”, hoặc cũng có thể là vì nó là một sự cải thiện lớn so với những tác phẩm đầu tay của tác giả.
Bạn có thể nhìn nhận quyển sách như một trải nghiệm cá nhân của bản thân, hoặc có thể xem xét bằng cách đặt quyển sách vào đúng vị trí lẫn giá trị của nó trong lịch sử và trong sự nghiệp của tác giả đã viết ra nó. Cả hai đều là lựa chọn của riêng bạn.
Chẳng hạn như, giả sử sau khi đọc xong Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn, bạn quyết định đi tìm hiểu về lịch sử miền Nam Hoa Kỳ thời tiền chiến, đồng thời về cả quan điểm chính trị của Mark Twain cùng với những phát biểu ông đưa ra trước công chúng, song sau cùng vẫn trân trọng những giá trị thông điệp mà cuốn sách đưa ra như một tác phẩm ra đời trong thời đại đó, thì đó chính là một hành động thách thức lại lối tiếp cận Cái Chết Của Tác Giả.
Mỉa mai thay, lại có người sẵn sàng ngó lơ tất cả những bối cảnh lịch sử đó (hoặc ai đó vốn đã chẳng quan tâm gì), mở quyển sách ra và ngay lập tức cảm thấy bị xúc phạm khi thấy một từ miệt thị nào đó, nó chỉ là một cách thể hiện thô thiển hơn Cái Chết Của Tác Giả mà thôi: “Tôi không quan tâm ông Mark này vốn có ý đồ gì khi viết cái này, hay ổng là người tử tế ra sao, là một người sống ở thế kỷ 21, cá nhân tôi thấy nó thật quá xúc phạm”.
HP. Lovecraft là ví dụ điển hình khác, chỉ khác là những người bênh vực những tác phẩm kinh điển “có vấn đề” của ông ấy sẽ thường để tâm hơn tới bối cảnh lịch sử:
Khi nghiên cứu về tiểu sử của ông ấy dưới bất kì hình thức nào, người ta đều nhận định rằng ông là một tên mù quáng, ừ thì tất nhiên rồi, nhưng mà bạn cũng nên biết rằng ba mẹ của ông ấy đều mất trong bệnh viện tâm thần, và rằng tư tưởng thượng đẳng khinh miệt sự thấp kém và sự điên rồ ẩn nấp trong gen di truyền của con người, là một thứ gì đó đáng sợ kinh hoàng đối với ông ấy, chứ không còn chỉ đơn thuần là về vấn đề chủng tộc nữa.
Ngược lại, những ai đã từng được gợi ý đọc qua những câu chuyện như “Bóng tối phủ lấy Innsmouth” mà cố tình lờ đi tất cả bối cảnh lịch sử, chắc hẳn họ vẫn sẽ dễ dàng nhận ra nó là một tác phẩm ngụ ngôn nói sự pha trộn chủng tộc ngay trong lần đọc đầu tiên.
Rõ ràng, đây chính là điểm hạn chế trong lối phân tích Cái Chết Của Tác Giả: Chúng ta có thể lựa chọn không đọc (hoặc lờ đi) những bài phỏng vấn do chính tác giả thực hiện ngay sau khi xuất bản một cuốn sách nhằm giải thích thông điệp trong cuốn sách đó, và chúng ta cũng có thể lựa chọn không đọc tiểu sử của tác giả đó trên Wiki hay đi phân tích tâm lý họ.
Nhưng chính vì chúng ta đang sống trong thế giới hiện đại này, chúng ta đã quá quen thuộc với những thông điệp chính trị và giá trị đạo đức được cài cắm lẫn ẩn dụ trong mọi thứ, vậy nên chúng ta sẽ không bao giờ có thể hoàn toàn mù quáng trước ý tưởng rằng mọi quyển sách đều sẽ thể hiện những thông điệp và chủ đề nào đó.
Việc lựa chọn không đắm chìm trong dòng suy đoán những ẩn ý ban đầu mà tác giả muốn thể hiện, không đồng nghĩa với việc vứt hết đi tất cả những thứ liên quan phía sau tác phẩm đó.


Tôi luôn nhìn nhận cái chết của tác giả như là một cách để chống lại lối phê bình văn học lười biếng thuần túy chỉ biết tập trung vào tiểu sử, hơn là một cách để tách bạch tác phẩm ra khỏi tác giả. Tức rằng những ý định tác giả truyền tải nên được thể hiện từ trong chính dẫn chứng văn bản thay vì đến từ bối cảnh xã hội thời đó


Tất nhiên rồi, vì lối phân tích này được tạo ra như một sự điều chỉnh có chủ đích chống lại lối tiếp cận thống trị cụ thể trong phê bình văn học cơ mà.
Đến tận ngày hôm nay, sách giáo khoa môn ngữ văn ở trường học vẫn đều bắt đầu một tác phẩm văn học cổ điển nào đó bằng cách giới thiệu tiểu sử tác giả, về lịch sử ra đời của tác phẩm, và cố gắng đặt tác phẩm đó như một sự tiên phong đổi mới phong trào văn học này kia đấy thôi.
Điều này có thể khiến người ta cảm thấy ngột ngạt và hoang mang liệu có tồn tại nhiều cách diễn giải khác nhau đối với một tác phẩm hay không.
Có thể bạn đã từng nhìn thấy mấy cái meme móc mỉa các nhà phân tích văn học, những người mong đợi bạn sẽ tìm ra phép ẩn dụ phía sau hình ảnh “tấm rèm cửa màu xanh”, trong khi chưa chắc tác giả đã “nghĩ sâu” đến thế, và rằng “tấm rèm cửa màu xanh vì nó có màu xanh thôi”. Thì về căn bản mấy cái meme đó chỉ là cách diễn giải dễ gây hiểu lầm hơn cái chết của tác giả.
Xét cho cùng, nếu ý đồ của tác giả thật sự được coi trọng hơn cả, thì tất cả những ai không thể chứng minh được ý đồ của tác giả làm sao cho hợp lý với giả thuyết yêu thích hoặc trọng tâm sự quan tâm của họ, đều chỉ đơn giản là “đoán mò” mà thôi.


Như hầu hết mọi thứ, cái chết của tác giả là một thuật ngữ bị hiểu lầm rất nhiều, và tất nhiên sự hiểu lầm đó chắc chắn sẽ dẫn đến “lối phê bình” lười biếng loại bỏ đi tất cả ngữ cảnh.
Phê bình là một hành động nhằm kiếm tìm “ý nghĩa” và có vô vàn cách để thực hiện nó, như nhìn qua các lăng kính chính trị xã hội lúc bấy giờ, hệ hình thức, giải cấu trúc,… “Ý đồ của tác giả” thật sự hiếm khi được xem trọng trong bất kì hình thức phê bình nào, bao gồm cả những phương thức truyền thống, nhưng xuất thân của tác giả, bối cảnh lịch sử và xã hội, tác động của tác phẩm lẫn những di sản, tất cả những yếu tố đó vẫn rất có giá trị và không nên bị xem thường.


Chuẩn rồi, dường như người ta sẽ thường xem xét “cái chết của tác giả” như là một luật lệ phải tuân theo hơn là một cách để nhìn nhận sự việc.
Bỏ qua những tác giả “có vấn đề”, tôi cảm thấy cực kì mơ hồ để mà tách biệt giữa cái gì được xem là canon và cái gì được xem là để độc giả tự do diễn giải, như thể nếu bạn tuân theo cái chết của tác giả, bạn không được đi chệch hướng khỏi ý đồ ban đầu. Bỏ ngoài tai tất cả những gì tác giả nói, bởi sự suy diễn của bạn là đúng nhất.
Lối tiếp cận ngược lại cũng ngớ ngẩn không kém. “Tác giả đã nói cái gì thì cái đó chắc chắn là canon rồi”, tất nhiên là không áp dụng với những tác giả viết cái vụ đó lúc say mèm và chả còn nhớ những gì đã viết ban đầu sau khi đã tỉnh táo.
TN: Canon trong văn học có thể được xem xét dưới hai nghĩa. Thứ nhất Canon (hay được gọi trong tiếng Việt là “điển phạm”) dùng để chỉ những tác phẩm được xem là thánh thưđã đạt đến đỉnh cao của triết học và văn họcnhững thành tựu tiêu biểu nhất cho từng thể loại hoặc từng thời kỳ. Thứ hai, Canon là một thuật ngữ đề cập đến những sự kiện, thông tin hoặc nhân vật chính thức nằm trong hệ thống câu chuyện chính của một tác phẩm, mà không bị coi là ngoại truyện hay không chính thống. Bình luận trên liên quan đến nghĩa thứ hai nhiều hơn.


Một luận điểm mà tôi thấy nhiều tác giả đưa ra rằng nhiều độc giả sẽ giỏi hơn trong việc phân loại yếu tố nào là canon và yếu tố nào là không. Bởi độc giả sẽ thường nhớ rõ câu chuyện đã được xuất bản, trong khi tác giả thì thường nhớ những thứ mà họ chỉ nghĩ trong đầu chứ không viết ra và tất thảy những thứ mà họ đã viết nhưng sau này đã loại bỏ và sửa đổi khi xuất bản.


Tôi thực sự rất thích quan điểm này. Như một phần thiểu số trong cộng đồng, nếu tôi nhìn vào mấy tác phẩm kinh điển mà không xem qua bất kì bối cảnh lịch sử nào, tất nhiên là tôi sẽ thấy nó rất xúc phạm.
Nhưng đồng thời, việc áp đặt góc nhìn hiện đại của bản thân vào những sự kiện đã xảy ra đâu đó 40, 80 hoặc 100 năm trước tất nhiên sẽ rất thiển cận rồi.
Tôi nghĩ giả sử nếu chúng ta đặt các nhà khoa học trong lịch sử vào cùng một thang đo tiêu chuẩn như các nhà văn, thì câu hỏi đặt ra là liệu chúng ta có còn thoải mái với việc áp dụng những kiến thức khoa học đó khi biết rằng những người khởi xướng chúng có quan điểm chính trị và giá trị đạo đức khiến ta căm ghét hay không?
Việc chỉ tập trung vào bản chất, chủ đề và cách hành văn của tác giả đã cho phép tôi có thể tiếp tục thưởng thức những tác phẩm của Ezra Pound và H. P. Lovecraft.


Tôi vừa có phần đồng ý. Vừa có phần không đồng ý. Nói chung là cũng mâu thuẫn.
Nó còn phụ thuộc vào quyển sách đó như thế nào nữa. Để tôi đưa ra ba ví dụ.
“Rừng Rậm” của Upton Sinclair
“Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn” của Mark Twain
“Mein Kampf (Cuộc tranh đấu của tôi)” của AH.

Tôi có thể đánh giá cả ba tác phẩm này hoàn toàn khác nhau. Kể cả khi tôi đã biết bối cảnh lịch sử. Biết xuất thân của tác giả. Biết những cách diễn giải khác nhau về ý nghĩa văn hóa của tác phẩm vào thời điểm xuất bản lúc bấy giờ và xuyên suốt những thập kỷ tiếp theo. Tuy nhiên, tôi sẽ không đánh giá chúng như nhau. Bởi trong tôi tồn tại một thứ gọi là thiên kiến. Nó có thể là một quy định tồi tệ, hoặc có thể là một phước lành, nhưng chắc chắn nó sẽ ngăn cản tôi có thể đánh giá lẫn phân tích một tác phẩm theo cách thuần túy và khách quan nhất.

Nói thẳng ra. Ai cũng có thiên kiến mà thôi. Một số từ miệt thị có thể quá sức xúc phạm đến mức khiến người ta nổi nóng. Một số tác giả có thể thượng đẳng đến mức khiến người ta nổi nóng. Một số câu chuyện có thể đã tác động đến văn hóa đáng kể đến mức khiến người ta nổi nóng.
Khi tôi nghe ai đó căm ghét một trong những tác phẩm mà tôi yêu thích, Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn, thì tôi không trách họ được bởi họ có thiên kiến của riêng bản thân họ. Khi tôi nghe ai đó nói tích cực cho một tác phẩm mà tôi hoàn toàn khinh miệt, Mein Kempf, thì tôi lại tự nhắc bản thân nhớ rằng tôi đang chìm đắm trong sự thiên kiến của bản thân. Khi tôi nghe người ta chỉ ra rằng Rừng Rậm là một tác phẩm tệ diễn giải và ủng hộ Chủ nghĩa Marx, thì tôi không quan tâm, bởi nó là tác phẩm đã thay đổi hoàn toàn ngành công nghiệp đóng gói thịt của Mỹ theo hướng tốt đẹp hơn và bởi tôi thiên vị cái tác động văn hóa đáng kể đó dẫu cho nó không phải ý đồ của tác giả.
Thiên kiến làm nên con người. Nó cũng là lý do mà không nên có một cuốn sách nào bị cấm cửa. Chúng ta đều sẽ học được một điều gì đó về bản thân và người khác từ mọi cuốn sách mà chúng ta đọc được. Chúng ta có thể học được những thành kiến do chúng ta nuôi dưỡng, những thành kiến mà chúng ta sẻ chia, và những thành kiến mà người khác có thể sẽ cảm thấy nhạy cảm.

You may also like

Leave a Comment