CÁI LỜ LÀ CÁI GÌ?

by admin

Cái lờ là cái lồng hình trụ được đan bằng tre có hai cửa ở hai đáy, hai cửa này là loại cửa một chiều: cá chui vào được nhưng không thể chui ra.
Những nan tre được chuốt ra thành từng sợi nhỏ, khi kết nối lại với nhau, người đan cố tình chừa ra nhiều khoảng cách giữa các sợi tre, với mục đích chỉ chặn bắt cá lớn chứ không bắt cá bé. Người đặt lờ đặt sao cho thuận với chiều nước chảy, ắt sẽ “dính” được nhiều cá.
Dân quê vùng sông nước thường đặt lờ nơi dòng nước chảy để bắt cá. Dọc theo bờ nước có những chỗ cỏ xanh rậm có thể che giấu được, họ kín đáo đặt lờ bên dưới lùm cỏ, cá vào lờ rồi không thể ra được. Những con cá tìm được chỗ thích hợp thì tranh nhau chui vào, tưởng rằng có thể ẩn nấp, ở yên nơi đó, đâu ngờ đã chui vào trong lờ.
Cách đây nhiều năm, một vị đại biểu từng phát biểu “Du lịch Đà Nẵng làm như cái lờ”, ý là được chăng hay chớ, cầu may chứ không có chủ động, ví như việc bắt cá bằng lờ vậy. Người nói rõ ý, chỉ có người nghe quen dùng với nghĩa khác mới hiểu sai mà thôi.

Nguồn tham khảo thông tin:

  • Noron.vn
  • Văn minh vật chất của người Việt (Phan Cẩm Thượng).

You may also like

Leave a Comment