(NHẤN MẠNH không phải là khái niệm mặc cardigan softboi như các anh chị làm nội dung trên nền tảng nào đó nói về phong cách mềm mại nào đâu nhé.).
Nếu các bạn đã hơi ngộn với những outerwear hạng nặng như jacket, parka, trenchcoat và khi mùa Đông đã bắt đầu về, những cơn gió mùa Đông Bắc thì thầm trên da thịt, những kẻ F.A xót xa mỗi khi cái lạnh tới – nhìn những cặp đôi dẫn nhau vào nhà nghỉ sưởi ấm. Ơ, sorry các bạn mình quen văn mẫu =)).
Đùa đấy, thì chúng ta sẽ mở lại một sản phẩm có thể mặc ngoài mà có thể nhẹ nhàng hơn cho các bạn nhưng cũng có thể tạo một điểm nhấn rõ ràng cho outfit. Từ “Grunge King” Kurt Cobain tới những chiếc cardigan từ Coco Chanel hay Nữ hoàng Elizabeth – nào chúng ta hãy nói về “Cardigan”.
“Cardigan” – thực ra các bạn đã mặc hàng ngày rồi đó. Đó chính là 1 dạng biến thể của “Sweater”. Những chiếc áo với chất dày, dài tay này có thể được coi là “nguồn gốc” của Cardigan. Cardigan được lấy từ tên của một vị Thiếu tướng của nước Anh – James Brudenell, Bá tước thứ 7 của vùng Cardigan. Trong trận chiến xứ Balaclava – Crimean War thì từ bá tước James lẫn các sĩ quan đã mặc một chiếc áo dệt len xuyên suốt. Trận chiến đó quá nổi tiếng dẫn tới cái tên “Chiếc áo xứ Cardigan” rồi theo thời gian nó thành cái tên “Cardigan” luôn – bắt đầu công cuộc xâm nhập vào văn hóa đại chúng.
“Cardigan” lúc đầu là một dạng sweater dệt được sử dụng các chất liệu dày, ấm và êm như len/wools, có tay hay không tay tùy thuộc vào văn hóa của nơi chúng hiện diện. Sau này chúng còn có thêm các cúc buộc ở phía trước, các fashion designer còn thiết kế thêm tùy dạng như dây kéo ngang – tùy vào kiểu dáng và đường cắt mà họ ướm vào. Vì khả năng giữ ấm của mình, cardigan lại khá phổ biến với những người nam ở xứ lạnh như Châu Âu hay các vùng biển ở phía Bắc – được sử dụng như một jacket.
Nhưng như vậy – thì khác gì một outerwear hạng nặng như những cái tên mình nhắc trên đầu?
Vì đó cũng là lí do sao những nam nhân của thế kỉ 17 bắt đầu lạnh nhạt với cardigan vì chất liệu dày, không chống nước của nó. Sử dụng khá nhiều nguyên liệu – đòi hỏi quá trình sản xuất lâu và tùy thuộc vào sự ổn định của bên cung cấp, con người bắt đầu “chế biến” món cardigan – làm cho nó trở nên nhẹ hơn, dễ sử dụng hơn và không chỉ dành cho nam nhân. Cuộc chơi nào cũng phải có hoán đổi, tất nhiên là cardigan không thể nào giữ ấm tuyệt đối như hồi xưa nữa – nhưng nó đã bước một chân vào “Ngôi đền Thời Trang”.
Và một trong những người đó là Coco Chanel
Coco Chanel, như nhiều bài viết mình đã đề cập thì bà là một người khá ưa thích cảm hứng đến từ thời trang nam/menswear và đưa nó vào womenswear/ Thời trang nữ. Một hình ảnh phụ nữ mà bà muốn xây dựng khi mặc đồ Chanel đó chính là “Sang trọng, Mạnh mẽ, Gợi cảm và Quý Phái” chứ không hề là “Yểu điệu và Bánh Bèo”. Gabrielle đã lấy ý tưởng từ cardigan sweater của nam giới để tạo ra một phiên bản cardigan mỏng hơn, sang hơn của Chanel với các chất liệu và cách dệt truyền thống. Những chiếc cardigan đó hiện tại vẫn còn xuất hiện đều đều trên runway của Double C.
Cơ mà nói thêm là Coco thích áo cardigan hơn sweater thông thường vì nó có cúc, dễ tháo ra và mặc vào. Còn những chiếc áo len hay sweater truyền thống thì phải chui đầu vào – đặc biệt là mùa lạnh, tình trạng tích điện trong các áo dễ làm tóc của phụ nữ rối bù lên. Rất bất tiện và xấu cho các chị nên Coco làm luôn cái áo cardigan.
Sự thành công của Chanel đã khiến các hãng sản xuất thời trang nam giới nhìn lại và cũng đưa ra các phiên bản cardigan với chất liệu nhẹ hơn và thoáng mát hơn – không còn nặng nề như phiên bản gốc. Nhưng thực ra nó vẫn chỉ lưu hành khá nhiều tại giới thượng lưu, khi họ chỉ làm việc trong các môi trường ấm êm, không tiếp xúc nhiều với các trở ngại về thời tiết. Ranh giới giữa Cardigan và thị trường đại chúng vẫn còn khoảng cách trước khi cái tên mà nhiều thanh niên biết xuất hiện.
“KING OF GRUNGE – KURT COBAIN”
Đúng vậy, có nhiều người đã làm trước rồi những một trong những nguyên nhân chính khiến những trái tim fanboy 1 thời săn cardigan không ngớt. KHông ai khác chính là biểu tượng của Nirvana, Kurt Cobain. Vào những năm mà Rock n Roll thống lĩnh văn hóa đại chúng, Kurt Cobain đã trình diễn cho fans của mình những chiếc áo cardigan được chính tay ông custom và “hủy diệt” chúng bằng đủ cách (làm rách, xé, dập ghim blah bloh). Với sự ảnh hưởng của mình thì Kurt Cobain đã đưa Cardigan thành một trong những items yêu thích tại thời điểm đó – một trong những chiếc áo cardigan mà ông mặc tại chương trình MTV “Tháo Dây Ra” / Unplugged vào năm 1993 đã được bán với giá khoảng $334.000 (~ 7 tỉ gữi)
Cardigan hiện tại ở Việt Nam.
Chính ra, Cardigan phiên bản khác khá phổ biến ở Việt Nam hiện nay. Đó chính là phiên bản mà các chị em hay mặc dựa trên form của Thom Browne, hay sexy hơn là các bản cardigan vải mỏng croptop bó sát bầu ngực lộ ra vòng 1 quyến rũ các anh trai tơ. Nhưng đấy là nữ, còn nam thì sao. Hiện tại – khá nhiều nam giới lại đang yêu thích cardigan vì khái niệm “Sọp boi” mang tới nhưng mình sẽ nêu một số ưu nhược điểm của nó đây.
Ưu điểm:
Khá thích hợp cho mùa lạnh. Vì nguyên thủy của nó là để giữ ấm mà.
Khá linh động cho cách mặc đồ. Bạn thích smart casual, high-end luxury boy hay streetwear vibe thì cũng dễ dàng chọn cardigan như một sản phẩm để chọn vậy. Tùy thuộc vào cách bạn phối những món đồ quay quanh trục “Cardigan” thì bạn sẽ dễ dàng biến tấu theo phong cách mà bạn hướng tới.
Với cái tên “Knitwear” thì cardigan có thể giúp bạn show được những hình thêu ở một dạng xịn sò hơn là graphic in bình thường. Hãy trông vào những chiếc áo của TB, Gucci hay Kapital – nhìn là biết đồ ngon liền phớ hông.
Chất liệu của Kapital hiện tại khá đa dạng. Nó giúp Kapital có thể mỏng hay dày tùy thuộc vào nhà sản xuất hay thương hiệu. Mà nếu chọn mỏng thì cardigan là 1 vũ khí tối thượng cho layer mà các bạn xây dựng trong mùa đông này, với phần cổ trễ xuống thì người mặc dễ dàng show up được các items mặc bên trong cũng như các phần của outerwear ra bên ngoài.
Hay đơn giản mà hiệu quả là các oversize cardigan fit cùng áo tee bình thương để làm nổi bật họa tiết.
Nhược điểm:
Nóng – không phù hợp với những người nào ra nhiều mồ hôi hoặc đang ở Sài Gòn như mình. Do đó, chất liệu cần phải xem kĩ.
Giá thành – vì sử dụng các chất liệu tốt cũng như phần thêu, cúc nên giá thành của 1 sp ‘knitwear” là không hề nhỏ so với mặt bằng chung.
Không tiện cho những người hơi đậm người (Tùy vào mắt nhìn của các bạn) – Vì cardigan sử dụng chất liệu vải len hoặc vải mềm nên form nó không hề cứng và bó sát vào người. Nếu bạn nào đậm người chỉ sử dụng độc cardigan có thể dễ dàng showup những khuyết điểm của cơ thể như bụng, bắp tay và ngực. Do đó cần một outerwear khác form cứng hơn để cố định cơ thể bên ngoài – vậy lại quay lại phần là nóng và chi phí.