CDG PLAY – LOVE IT OR HATE IT? VÀ CHIẾN LƯỢC KHUẾCH TÁN THỊ TRƯỜNG

by admin

Comme Des Garcons, không còn lạ lẫm gì với các dân chơi thời trang tại Việt Nam. CDG CDG và CDG, luôn trải dài trong thời gian streetwear bùng nổ Việt Nam, Highend lên ngôi và Archive Fashion du nhập. Nhưng có lẽ nhiều người biết nhất về Comme Des Garcons chắc có lẽ là logo hình trái tim với đôi mắt đáo để, cùng với bản collab định kì và thường niên với Converse. Đó chính là CDG Play – 1 line hoàn toàn khác trong hệ sinh thái của Comme Des Garcon. Và cũng từ đó – có nhiều luồng tranh cãi rằng : CDG Play không phải là dành cho người yêu thích thời trang và không xứng với mainline hay các bản CDG Homme, CDG Shirt…, CDG Play is overprice/ giá trị nó quá cao hay tương tự rằng : CDG Play là chỉ dành cho những hypebeast tập tành, những kẻ – không – biết – gì – về – thời – trang. Dù yêu hay dù ghét CDG Play, nhưng đây cũng là 1 case study trong chiến lược khuếch tán thị trường đỉnh cao của thương hiệu CDG và vợ chồng nhà Rei Kawakubo. Chúng ta cùng tìm hiểu.

Nhắc tới Comme Des Garcons – mình cũng đã có rất nhiều bài viết về CDG, đặc biệt là Rei Kawakubo/founder, người mẹ của thương hiệu này. Trong tiềm thức hoặc 1 cú flashback thì CDG có lẽ đối với người yêu thời trang chắc là 1 sự tiên phong Avant-garde, một tỉ lệ bất đối xứng, 1 sự bất quy tắc nhưng được tính toán. Thời trang của Comme Des Garcons có lúc lạnh lùng, có lúc sặc sỡ – có lúc tối giản nhưng cũng có lúc “làm quá” đến không ngờ. Nhưng đó hầu hết là những chỉ chúng ta thấy trên runway, những thứ quần áo làm ra để thỏa mãn trí tưởng tượng và tham vọng của Rei – được dành cho những tầng lớp khách đặc biệt, cao cấp hơn chứ không phải là đại chúng. Tham vọng của Comme Des Garcons và hẳn là cả Rei – đó là xây dựng một hệ sinh thái quay quanh trục thương hiệu. Business still Business/ Thương trường là chiến trường, muốn tồn tại và phát triển thì phải có các phương án phù hợp, mainline có thể mang hình ảnh, về giá trị của thương hiệu nhưng chắc chắn không thể nào đảm bảo được về tính doanh thu. Đặc biệt là trong fashion world, hầu hết là theo mùa/season – 4 season căn bản là Spring/Summer, Resort, Pre-Fall và Fall/Winter phải tuân theo với 1 người khá khó tính như Rei.
Vậy làm thế nào để phát triển?

Đó là lí do sự ra đời của CDG Play và chiến lược khuếch tán thị trường.
Trong 4Ps Marketing mix căn bản thì có nói tới việc để thương hiệu tăng tính nhận diện (Đồng nghĩa là tăng sức mua) bao gồm Price (Giá cả), Promotion (Tiếp thị), Place (Địa điểm – là hệ thống phân phối, cửa hàng blah bloh) và Product (Sản phẩm). Dù không liên quan lắm đến Marketing nhưng việc ra CDG Play liên quan mật thiết với 4 chữ P đó.
Product/Price ( Phân bổ sản phẩm/ Giá cả)
Comme des Garcons “PLAY” được ra mắt vào năm 2002. Bộ nhận diện Play vô cùng đơn giản – xoay quanh text logo CDG và một trái tim màu đỏ cùng với một đôi mắt – iconic logo của CDG Play. Design này đến từ một artist người Ba Lan Filip Pagowski khi làm việc cùng Rei Kawakubo. “Dễ nhớ, Dễ thuộc và thân thiện với thị trường trẻ” – đó là những gì mà Rei Kawakubo cũng như hãng mong muốn. Được miêu tả với cụm từ “A Sign, A Symbol, a Feeling” – “Một dấu hiệu, một biểu tượng và một cảm xúc” – CDG Play được Rei thiết kế không bị ràng buộc giống như đồ mainline – không season. Lúc nào cũng sẵn sàng có, để kinh doanh và khách hàng mặc quanh năm cũng được (Tiêu biểu nhất vẫn là Tee, Hoodie, knitwear và phụ kiện). Sử dụng màu sắc đơn giản, dễ dàng phối đồ – không phân chia rõ ràng về menswear, womenwear hay trẻ em. Graphic cũng không cầu kì, xoay quanh trái tim biểu tượng và logo.

Điều này đã thể hiện rõ một mục đích “ Ai cũng có thể mặc được CDG Play” và tiêu chí rõ ràng và mạch lạc nhất, gây tranh cãi mà mình đã đề cập ở phía trên “CDG Play khiến bất kì ai sở hữu cũng tham gia chung vào căn nhà thời trang của Comme des garcons”

Thật vậy – với CDG Play, người tiêu dùng không cần quá biết nhiều về các dòng mainline hay bộ sưu tập thời trang đồ sộ của Rei Kawakubo. Vốn dĩ đồ mà chúng ta xem trên runway khá kén chọn, kén từ người mặc đến giá cả – nhưng điều đó dễ dàng hơn với Play. Cái hay của Play là dựa trên brand-value và brand-awareness của social, vẫn khiến người ta mua và mặc nó – vì nó là CDG! Mục đích của thương hiệu đã đạt được (Và đã chứng minh khi CDG Play luôn được yêu thích bởi nhiều người, đại đa số khách hàng trẻ).

Giá cả thì sao?

Đương nhiên, với danh tiếng của CDG thì CDG Play không hề rẻ so với giá trị của 1 chiếc tee, cardigan hay hoodie thông thường. Nhưng nó rẻ hơn rất – rất -rất nhiều so với dòng Homme, Shirt (mainline) vì tính đơn giản, không cần sản xuất phức tạp. Tuy nhiên, để đảm bảo giá trị thương hiệu thì chất lượng của dòng CDG Play vẫn ổn so với nhánh mẹ (Điều mình cảm nhận được khi trải nghiệm) để đủ thuyết phục khách hàng mua và nuôi được suy nghĩ “CDG Play đã như thế này rồi thì dòng mainline sẽ tuyệt vời như thế nào nhỉ”. Đó là 1 trong những cách để “Dạy dỗ khách hàng và thay đổi customer behavior”.

Đó là sự thay đổi về Giá cả và Sản phẩm để tiếp cận/ khuếch tán thương hiệu tốt hơn.

Long-term vision đó là “Hệ sinh thái khép kín của CDG”. Thông qua CDG Play – Rei Kawakubo sẽ tiếp cận và thu hút những người khách hàng tiềm năng mới, những người chắc chắn đùng một cái sẽ không bị thu hút bới dòng mainline và vô cùng “lạ lùng” khi thao thao bất tuyệt nói về Imperfection/Deconstruction hay Avant-garde với họ. Từ việc dễ dàng mặc thì chữ CDG đã in sâu vào trong tâm trí họ, và khi họ trưởng thành – lớn lên và gu thời trang cũng khác, những dòng CDG khác đã có sẵn ở đó để phục vụ họ. Một vòng tròn hoàn chỉnh!

Sau đó 02 năm – Dover Street Market được thành lập ở London dựa trên CDG Family Structure. Dover Street Market giống như 1 khu thương mại – nhưng chỉ dành cho thời trang ( Rare Market của chị GD cũng làm trên dựa ý tưởng từ DSM). Nào – chúng ta hãy nói về Place (Địa điểm), Rei và chồng của bà đã tốn công mở 1 khu DSM không chỉ dành cho những người yêu thời trang mà còn là mass market. Tầm nhìn chiến lược bổ trợ cho việc Play được thành lập 2002, DSM thành lập 2004 vì ở DSM – dòng PLAY sẽ được bán và cung cấp tới cho khách hàng 1 option thân thiện hơn, giá cả dễ thở hơn và có thể mix-match cùng những line khác trong hệ sinh thái. Tuyệt vời ông mặt giời!
Cùng theo đó, với sự tối giản trong thiết kế và mang tính ứng dụng cao. CDG Play luôn hợp tác dễ dàng với tất cả thương hiệu thời trang, thương hiệu giày mà không sợ bị phá hình tượng của dòng chính thống. Nike/Supreme/Converse/Bape – sẽ rất khó nếu Rei Kawakubo ứng dụng các thiết kế đình đám của bà lên những sản phẩm mang tính đường phố như thế này. CDG Play hoàn toàn đáp ứng được này – không mất cơ hội, dễ dàng hợp tác.
Và cũng như bạn thấy đấy, Converse x CDG luôn bán chạy trong mọi lần release, luôn outstock mỗi drop và re-stock liên tục với cùng 1 kiểu design trong thời gian dài mà người ta vẫn mua. Trong khi đó, Nike x CDG để xuất hiện mainline thì lại khá kén người chọn – nhưng tệp khách hàng nhắm tới lại hoàn toàn khác. Và nên nhớ Converse là cty con của Nike, CDG Play là nhánh con của CDG. Quào.
Cho nên – Rei Kawakubo và ekip phía sau đã vô cùng “Thông Minh” trong việc phát hành dòng Play để vẫn làm đồ đặc sắc mà vẫn sống khỏe nhờ sự phát triển của dòng khuếch tán này, Case Study của CDG Play thực sự là 1 điều mà các founder local brands Việt Nam nên tham khảo và học hỏi. Nhưng có lẽ ở Việt Nam hơi ngược khi phát triển từ dòng thấp lên đến cao.

You may also like

Leave a Comment