Lịch sử gọi tên Chanel khi là thương hiệu thời trang cao cấp đầu tiên của Châu Âu tổ chức một buổi runway ở một quốc gia Châu Phi là Senegal trong chương trình ba ngày bao gồm các sự kiện văn hóa tại thủ đô của nước này.
Ơ, tại sao không làm ở Châu Âu mà phải nhảy sang tận Châu Phi mà làm nhỉ? Lại kiểu các thương hiệu thời trang cao cấp đang “lợi dụng” tính đa chủng tộc để tăng hình ảnh thương hiệu hay rộng hơn là “Chiếm đoạt văn hóa” ư? Chanel và đội ngũ đã lường trước được điều này khi mời sự hợp tác với hàng loạt những nhà sáng tạo, những người làm nghệ thuật bản địa trong sự kiện với mục đích tôn vinh và tăng trưởng những giá trị của ngành nghề may mặc thủ công bền vững trong một chiến dịch dài hơi. Sẽ có những chỉ trích xảy ra nhưng Chanel đã rất khéo léo khi cả Germaine Acogny ( một vũ công huyền thoại của Senegal – người xuất hiện trong đầu show kết hợp cùng với Dimitri Chamblas, một biên đạo múa nổi tiếng) cũng lên tiếng : “Tôi muốn làm rõ điều này. Chanel đến đây và không ép buộc ai làm điều gì và trả tiền cho chúng. Mọi thứ đều xuất phát từ nguyện vọng đôi bên và chúng tôi không chấp nhận bất cứ ai đến đây với tâm lí xâm chiếm một lần nữa”. Người xuất hiện và ngồi ở front-row là Pharrell Williams, Naomi Campbell, Whitney Peak, Nile Rodgers – đều là những người nổi tiếng trong đa ngành nghề và có điểm chung là Mĩ-Phi (da màu).
Pharrell Williams, đại sứ thương hiệu của Chanel từ năm 2015 đánh giá cao chiến dịch lần này của Chanel xét ở một mức đầy rủi ro khi Senegal từng bị chiếm đóng bởi không chỉ người Pháp, Bồ Đào Nha mà Hà Lan. Lịch sử đã chứng minh điều đó và một thương hiệu Pháp lại trở lại đây, phải hiểu lịch sử và làm việc cùng với nền văn hóa bản địa chứ không phải cố gắng giả tạo để cho mình thấy tốt với thế giới. Đó là những gì mà Virginie Viard mong muốn làm tại Dakar – thủ đô của Senegal khi bà được nghe rất nhiều về thành phố này khi nó trung tâm của nghệ thuật tại Châu Phi. Và xin nhắc lại, Châu Phi là một cái cội nguồn của rất nhiều nền văn hóa cổ đại giàu bản sắc – Ai Cập là 1 ví dụ điển hình (Và mới gần đây, Dior cũng tổ chức show diễn tại Ai Cập).
Những người mẫu xuất hiện trong show với thời trang được lấy cảm hứng từ thập niên 70s với áo vest và váy được đính cườm với các họa tiết được lấy từ subculture sapeurs của phong cách Congo đầy màu sắc. Sự nữ tính cũng được đẩy lên nhiều với flare jeans (quần ống loe) khoe được dáng, đùi và mông của người mặc – platform shoes và váy xếp tầng tạo nên âm hưởng cổ điển. Kết hợp giữa những giá trị timeless/vượt thời gian và màu sắc của văn hóa đã thu hút được mọi ánh nhìn của từng khách mời trong buổi trình diễn.
Metier d’Art là một dự án của cố fashion designer, huyền thoại Karl Lagerfed ở Chanel tại 20 năm trước với tầm nhìn highlight và đưa những giá trị của kĩ thuật may mặc đến từ nội bộ Chanel – các địa điểm lưu diễn của show này thường không giống như thường lệ mà được tổ chức tại những nơi giàu bản sắc văn hóa như Edinburgh, Scotland, Salzburg, Havana, Áo và Cuba. Chanel ý thức được rằng Metier d’Art phải tiếp tục được làm, được tiến hành song song với các collection mang tính thương mại của thương hiệu vì đây chính là nơi tiếp cận và thể hiện bản sắc cũng như con đường mà Chanel hướng tới.
Metier d’Art được dựa trên tính thủ công rất cao nên chẳng lạ gì Chanel kết hợp và cố gắng đưa những giá trị về công việc cho những mảng liên quan đến craftmanship tại những nơi mà collection diễn ra. Tại Senegal cũng vậy khi mà collection chỉ là điểm khởi đầu để Chanel tổ chức một buổi triễn lãm mang tên 19M với việc tìm kiếm những người hiểu và có khả năng xử lí chất liệu bông đặc trưng đến từ Senegal. Một mũi tên trúng nhiều con nhạn.
Collection này được nhiều chuyên gia nhận định rằng là một trong những bộ sưu tập chỉnh chu và chiết trung nhất từ khi Viard đứng ở vị trí là Creative Director của Chanel sau khi kế nhiệm cụ Karl. Vẫn giữ được tinh thần đơn giản, sang trọng của Chanel với những bộ quần áo bằng vải tweed và layer đặc trưng với vest, skirt và được phụ thêm bằng các trang sức phụ kiện được lấy cảm hứng từ nền văn háo Châu Phi. Nhưng tổng thể nó không bị quá “over”, những người muốn đơn giản nhưng có điểm nhấn vẫn có thể lựa chọn Chanel cho những sự kiện đặc biệt của mình với các kiểu họa tiết leopard (Da báo), leather vest với màu nổi bật như hồng. Chất liệu denim vẫn xuất hiện trong Metier d’Art, một điều không thường thấy nhưng kết hợp với áo chẽn và hoa văn hình thoi, một bộ Canadian Tuxedo được điểm xuyến bằng sequins.