Mình ngày xưa cũng nghĩ vậy, cũng nghĩ rằng tại sao mình lại bỏ nhiều tiền để mua một chiếc áo Supreme từ reseller với cả giá ngàn dollars. Rồi mình cũng tự hỏi rằng lí do tại sao một chiếc áo hình in bình thường mà chỉ xuất hiện trên những chiếc logo vô cảm từ các thương hiệu lớn với giá hàng trăm bảng Anh. Mình cũng nghĩ rằng hay do mình ngu ngốc, mình dở hơi hay mình bị lậm cái gọi là thứ thời trang cao cấp làm cho hào nhoáng. Mình cũng tự hỏi rằng hay do điều kiện tài chính không cho phép nên không thể có những suy nghĩ thoải mái như những người có tiền hay các thương hiệu suy nghĩ gì mà lại có một cái giá vượt qua giá trị ban đầu của nó như thế.
Nhưng sau bao lâu mình nhận ra có những thứ chúng ta dành tiền mua không chỉ đơn thuần là cái quần, cái áo mà còn là feeling nữa. Đó là cảm xúc mà chúng ta có được khi sở hữu những sản phẩm thời trang đó. Nó đến đa phần từ giá trị của thương hiệu, giá trị của những thương hiệu mang tới cho cộng đồng.
Chúng ta khi nhìn vấn đề hay có một cái nhìn đa diện hơn. Mình biết bạn nữ ở đây khi đề cập tới vấn đề này muốn nhắc tới những thương hiệu nội địa hiện tại với mức giá trung bình cao so với các lựa chọn khác mà hiện tại các bạn đang có như đồ nhập khẩu, đồ taobao, đồ shopee, đồ secondhand. Có quá nhiều lựa chọn hiện tại mà tại sao các thương hiệu kia lại để mức giá so với các bạn là “Vô lí”, hay bị ngáo giá.
Logic căn bản – nếu chúng ta thấy “ngáo giá” vậy thì tại sao mà các thương hiệu vẫn đang tồn tại, vẫn đang phát triển thậm chí vẫn đang bán tốt. Điều đó chứng minh rằng phải có người mua – nếu các thương hiệu đó “ngáo giá” thì hoá rằng khách hàng của họ cũng bị “ngáo” à. Vậy nếu thương hiệu đó đủ năng lực mà các bạn hay sử dụng vô cùng thích thú trong thời gian gần đây đó là “Thao túng tâm với chả ní” các khách hàng khiến họ “Ngáo”,móc tiền túi ra mà mua thì mình nghĩ đó cũng là một điều mà chúng ta nên học hỏi trong việc thuyết phục khách hàng. Còn việc thuyết phục khách hàng ở thời điểm hiện tại thì có nhiều điều đáng nói hay không? Có – các KOLs/KOCs xuất hiện nhiều như nấm có thể bất chấp mang tới những thông tin sai lệch về sản phẩm hay làm hào nhoáng sản phẩm lên. Người nổi tiếng hay những người làm nội dung về thời trang không hiểu về thương hiệu, về sản phẩm thì lại đưa ra những kiến thức sai lệch.
Suy cho cùng, nó nằm ở nhận thức và mục đích mà một người sử dụng thời trang. Có thể ngày xưa mình hay nói các thương hiệu thời trang mà chúng ta hay châm chọc nhưng quên mất rằng đối tượng khách hàng sử dụng nhiều khi nó nhiều hơn chỉ là một cái áo. Có thể với mức giá đó, mức tiền đó – các bạn trẻ có thể có sản phẩm mang tới cảm giác “Hoà nhập”, “Theo xu hướng”. Hay các bạn ấy có thể tự tin đi cùng với những người bạn xung quanh, những môi trường gần gũi và thực tế với các bạn ấy nhất. Điều đó chỉ đơn giản là như thế chứ mình nói thật – ngôn ngữ thiết kế, chất liệu hay đồ bền bỉ gì gì đó mà mình viết bài hàng ngày – các bạn ấy không quan tâm đâu. Nhưng nó chứng minh được rằng mục đích sử dụng thời trang của từng người là khác nhau.
Nó cũng giống như việc những người giàu “Trọc phú” mua mấy cái áo logomania của highfashion brand mặc lên người – về cơ bản mình thấy là xấu, không đẹp nhưng mục đích của người ta chỉ là khoe đẳng cấp, khoe tiền thì rõ ràng nó là như thế (Không xấu nha) và người ta không nhận mình là dân chơi thời trang. Mình cảm thấy bình thường.
Để lấy ví dụ đơn giản hơn thì cứ mỗi năm Apple Iphone lại ra, lại khiến những con tim của iFan xao xuyến. Nhưng thiết kế độc đáo hay những thứ công nghệ về phần cứng mới hơn thì nhà Apple lại không có, những người sẵn sàng kêu rằng Apple bị “ngáo” giá, những fan của Apple là “Ngáo” vì với tầm giá đó có nhiều thứ công năng tốt hơn, giá trị cao hơn nhưng sao Apple vẫn đứng đầu ở mảng công nghệ (Ít nhất là điện thoại) – vì thứ họ bán ra không chỉ đơn thuần là điện thoại nữa mà nó là công nghệ, là thương hiệu. Những thứ vô hình khó kiểm soát nhưng luôn bền vững khi đã có giá trị trong lòng người tiêu dùng. Hoặc chỉ đơn giản là người ta xài Iphone để align và đồng bộ hoá với một hệ thống các sản phẩm trong hệ sinh thái của Apple như Mac, iPad, iPod, airpod, smartwatch??
Còn biết bao nhiêu bài viết mình đã nói rồi – thương hiệu Việt nội địa trong mảng thời trang có rất nhiều phân khúc khác nhau – từ thời trang nhanh cũng có, thời trang may đó cũng có, thời trang cao cấp cũng có, thời trang siêu cao cấp cũng có. Mỗi một thương hiệu họ đều đã định giá sản phẩm và nhắm tới một khách hàng mục tiêu khác nhau và con đường ngắn nhất mà họ định ra là làm sao thuyết phục được khách hàng mục tiêu đấy về sản phẩm của mình, những thứ khác xung quanh hoặc cản trở – họ thực sự không quan tâm lắm. Không thể thuyết phục một người fan của thời trang nhanh phải hiểu ngôn ngữ thiết kế của John Galiiano hay Thierry Mugler được, họ không có nhu cầu và chẳng có mục đích để tìm hiểu những thứ đó. Thứ họ muốn khác với thời trang của mình hay của nhiều người khác – đó là điều mà chúng ta nên biết.
Bản chất trong thị trường dù là mảng nào đi chăng nữa thì đó là về “Hàng bán thì phải có người mua”. Nếu không ai mua thì một là thương hiệu đó sớm ngỏm củ tỏi, phá sản hay bản chất nó là đang thực hiện cho một mục đích gì đó. Nếu các bạn đang complain về việc sao nhiều brands “ngáo” giá như thế mà họ vẫn đang phát triển thì đó là sự thành công của thương hiệu trong việc định hình và tập trung vào đối tượng khách hàng mục tiêu.
Còn nếu “ngáo” giá chẳng vì mục đích gì cả thì yên tâm đi, ngày mai không thấy ai nhắc về thương hiệu đó đâu. Yên tâm!