Chế độ ăn nào cũng có những lợi ích và bất lợi riêng. Không có một chế độ ăn nào là phù hợp với tất cả mọi người – one size fits all.
Mặc dù việc ăn thô toàn phần mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe trong ngắn hạn, như giảm cân, giảm mỡ máu. Nhưng nếu áp dụng lâu dài sẽ tiềm ẩn một số nguy cơ sau đây:
– thiếu vitamin B12 và sắt gây thiếu máu
– thiếu vitamin D và canxi gây loãng xương
– thiếu đạm và năng lượng gây sụt cân, suy dinh dưỡng
– nguy cơ nhiễm khuẩn nếu một số người ăn sống thịt, cá, trứng…
Thay vì ăn thô, mình khuyến khích bạn nên ăn “whole foods”, nghĩa là ăn thực phẩm ở dạng tự nhiên, nguyên bản nhất của nó, càng ít chế biến càng tốt, đồng thời hạn chế thực phẩm chế biến sẵn (processed foods)
Ví dụ:
– Mua thịt, cá tươi về nấu ăn thay vì ăn xúc xích, thịt nguội, chả, cá viên sẵn…
– Ăn trái cây nguyên miếng thay vì uống nước ép
– Ăn tinh bột từ ngũ cốc nguyên cám như yến mạch, gạo lứt, bánh mì nguyên cám, ngô…
– Rất nhiều loại rau củ có thể ăn sống thì nên ăn sống, ví dụ: xà lách, ớt chuông, củ dền, cải kale, cải bó xôi, hành tây, tỏi, giá đỗ… Tuy nhiên, cà rốt, cà chua và bông cải xanh nên được nấu chín để cơ thể hấp thụ được lượng carotene chứa trong đó.
Cuối cùng, mỗi khi lựa chọn thực phẩm, giữa 2 sự lựa chọn chế biến ít và chế biến nhiều, luôn lựa chọn thực phẩm chế biến ít hơn, vì nó sẽ giữ lại được nhiều chất dinh dưỡng hơn, ít muối, ít đường, ít chất béo bão hòa, ít chất bảo quản và ít hóa chất hơn.
Còn việc nấu nướng vẫn cứ phải nấu, chỉ ăn sống được trái cây và một số loại rau củ quả thôi nhé!
Ăn là phải ngon và vui, mà hạn chế nhiều quá, nhiều nguyên tắc quá sẽ mất ngon và mất vui!
Nguồn: Dinh dưỡng BS Nga