Mao Sơn Thuật Pháp (Mao Sơn Thuật) là một đạo thuật thần bí trong truyền thuyết Trung Quốc, dùng phù chú đuổi quỷ, hàng ma, khiến người người kính sợ. Thuở đầu, Mao Sơn Thuật được gọi là “Ngọc Nữ Hỉ Thần Thuật”, phát triển đến nay đã dần được hoàn thiện, có giáo lí của riêng mình. Mao Sơn Thuật hiện nay đã dung hợp rất nhiều thứ lại, không còn lấy đạo phái đạo thuật làm chính như lúc đầu. Mao Sơn Thuật chủ yếu sử dụng hắc, bạch vu thuật được truyền lưu trong dân gian của Trung Nguyên và khu Miêu. Người tu tập thuật pháp này, đa phần sử dụng phù, chú, nhờ thần linh, yêu ma quỷ quái trợ giúp. Thuật pháp này mang đậm chất thần thoại và chủ nghĩa duy tâm, lực lượng siêu nhiên và những thực thể huyền bí đến nay vẫn còn chờ khoa học giải thích.
• Tên gọi: Mao Sơn Thuật
• Tên khác: Mao Sơn Thuật Pháp
• Khả năng: Đuổi quỷ, hàng ma
• Tục xưng: Cửu Thiên Huyền Thuật, Ngọc Nữ Hỉ Thần Thuật
• Xuất xứ: Thị xã Cú Dung, thị trấn Trấn Giang, tỉnh Giang Tô
• Quốc gia: Trung Quốc
• Tôn giáo: Đạo giáo
I/ Nguồn gốc lịch sử:
Mao Sơn nổi tiếng là thánh địa đạo giáo, trở thành cái nôi của đạo giáo Thượng Thanh Phái (*), được người ta ví như: “Đệ nhất phúc địa, đệ bát động thiên.” (**), được khen là “Tần Hán thần tiên phủ, Lương Đường tể tướng gia.”
(*) Giải thích khá dài nên mình sẽ up một bài riêng giải thích sau.
(**) Là nơi đất lành bậc nhất, xếp thứ tám trong những chốn bồng lai.
Mao Sơn từng là trung tâm căn cứ chống Nhật ở Tô Nam (*) của Tân Tứ Quân (**), được chủ tịch Mao liệt vào một trong sáu căn cứ chống Nhật lớn nhất cả nước.
(*) Cách gọi tắt vùng Nam Bộ của Giang Tô.
(**) Tân Tứ Quân: lực lượng vũ trang cách mạng do Đảng Cộng Sản Trung Quốc lãnh đạo trong thời kì kháng chiến chống Nhật.
Mao Sơn là một ngọn núi đạo giáo nổi tiếng của tỉnh Giang Tô, Trung Quốc, là cái nôi của đạo giáo Thượng Thanh Phái, được đạo gia gọi với cái tên “Thượng Thanh Tông Đàn.” Có vẻ đẹp “Đệ nhất phúc địa, đệ bát động thiên”! Là một trong sáu căn cứ lớn chống Nhật. Thuộc thị trấn Trấn Giang, tỉnh Giang Tô. Trên núi có chín đỉnh, mười chín con suối, hai mươi sáu hang động, hai mươi tám ao hồ, núi non trùng điệp, mây mù bao phủ, khí hậu dễ chịu, những tảng đá kì quái xuất hiện dày đặc, nằm san sát nhau, hang động lớn nhỏ vừa sâu vừa u ám, quanh co, linh tuyền thánh trì nhiều như sao trên trời, quanh co đan chéo vào nhau, cây xanh trải rộng khắp núi, trúc xanh mọc sum xuê, là một kì cảnh trong chốn nhân gian.
Đây cũng là một trong sáu căn cứ địa kháng chiến lớn của Trung Quốc. Ngọn núi cao nhất tên là đỉnh Đại Mao có một màu xanh biếc như chòm sao Thanh Long, cao 372,5 mét, cũng là đỉnh núi cao nhất của Mao Sơn so với mực nước biển. Năm 1986, Mao Sơn được chính phủ tỉnh liệt vào công viên sâm lâm cấp tỉnh, được phê chuẩn là danh lam thắng cảnh bậc nhất ở tỉnh. Đồng thời, nơi đây là thánh địa đạo giáo, căn cứ kháng chiến, gộp cả cảnh quan thiên nhiên, nhân văn, rừng rậm và cách mạng lịch sự, đẹp hơn rất nhiều so với tiên cảnh. Diện tích tổng thể là 32 kí lô mét vuông, nơi Cửu Tiêu Vạn Phúc Cung (*) ngự trị, đỉnh Nhị Mao, Tam Mao uốn lượn đi xuống, phập phồng cao thấp với đỉnh Đại Mao, vô cùng nổi bật.
(*) Cửu Tiêu Vạn Phúc Cung (gọi tắt là Cửu Tiêu Cung, tục xưng Đĩnh Cung), là miếu đạo giáo nổi tiếng.
Trong lòng người thường, khi nhắc đến “Mao Sơn Thuật” sẽ có cảm giác thần bí, tôn trọng rồi lại vô cùng kính sợ, vì bị ấn tượng về các vai diễn do phim ảnh xây dựng, “đạo sĩ Mao Sơn” mỗi người đều là bậc thầy đuổi quỷ, hạ phù chú, thuật pháp cao thâm có thể xoay chuyển Càn Khôn, khiến mọi người vừa yêu vừa sợ.
Thế nhưng nếu chúng ta quay về quá khứ, khoảng hơn ba nghìn năm trước, thuở sơ khai khi phái Mao Sơn được hình thành, người trong giáo chấp hành giáo quy nghiêm chỉnh, giảng dạy vô cùng nghiêm khắc, nhất là nhân cách của mỗi môn đồ yêu cầu phải quang minh lỗi lạc, nhưng không cần “tâm tư quá mãnh liệt”, người nhập giáo cần phải thông qua cửa xét duyệt này. Trải qua hơn ba nghìn năm thử thách và lột xác, phái Mao Sơn vẫn không suy chuyển, chẳng những không lụn bại, ở xã hội hiện đại ngày nay còn trở thành cây đại thụ mà người người thiết tha ngưỡng mộ, là đóa hoa nở rộ thanh xuân nhu cầu, tràn đầy sức sống và tình yêu mới mẻ với nhụy hoa xinh mơn mởn, mềm mại.
Đặc biệt là “trong Mao Sơn Thuật Pháp” đối với đích đến và giải thích về tình cảm nam nữ thời hiện đại, trong đó sẽ tụ tập những năng lượng thần bí tự nhiên, ngưng tụ thành một loại năng lượng hoàn mỹ như nước chảy đến thành mương. Muốn thông thạo “thuật pháp Mao Sơn” cần phải tốn rất nhiều công sức, dù không cực như xây Kim Tự Tháp, nhưng cũng chẳng phải loại “thầy bà trên phố” tự xưng “mười năm khắc khổ tu luyện” hay có thể “vô sự tự thông”, ngoại trừ nhận môn hạ phái Mao Sơn làm sư phụ, trở thành đệ tử ngoài giáo thì không có cách nào, người trong giáo một mặt yêu cầu nhân cách, nhân phẩm môn đồ phải quang minh chính trực, mặt khác đối với huấn luyện phải tận tâm tận lực, sẽ khiến bản thân mở lòng từ bi, đối diện với người khác cởi mở, tu tập “Thuật Pháp Mao Sơn” mới có thể từng bước tiến bộ. Phải từng bước đi lên như vậy mới có cơ hội trở thành pháp sư công lực thâm hậu, “Mao Sơn đạo sĩ” chân chính vì dân phục vụ. Mao Sơn cũng chẳng “lợi dụng chiêu sinh” hay “thu đệ tử rộng rãi”, những người học chưa tới một năm rưỡi đã xuất sư hoàn toàn không có, mà những kẻ học “chữ như gà bới”, hỏi đến thì chẳng biết gì thì chỉ là “thầy bà” ngoài đường. Muốn trở thành “Mao Sơn đạo sĩ chân chính”, trước tiên phải bái sư, trải qua một thời gian “tu tập buồn chán” và “rèn luyện nhân cách” mới có thể trở thành “Đạo sĩ Mao Sơn chính phái” công lực cao thâm.
Một kẻ tâm thuật bất chính không thể trở thành đạo sĩ cao thâm. Trong xã hội hiện nay, vẫn tồn tại rất nhiều “thầy bà” xấu, giả dạng “bùa chú Mao Sơn”, bịp bợp tự xưng mình là đạo sĩ pháp thuật cao thâm, liền tiền lừa tình, khiến mọi người nghĩ “thuật pháp Mao Sơn” là tà thuật, chẳng qua chỉ là con sâu làm rầu nồi canh.
Trong lịch sử tồn tại rất nhiều bậc thầy Mao Sơn chân chính vô cùng nổi tiếng, không chỉ đạo thuật cao thâm mà y thuật cũng cao siêu, ví dụ như Cát Hồng ở Đông Tấn hay Đào Hoằng Cảnh ở Nam Lương (*), thậm chí hai người còn ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành y học hiện đại, chẳng hạn như Đồ U U (**) từng giành được giải Nobel y học năm 2015 khi nêu cảm nghĩ đã nói Artemisinin (***) là lấy cảm hứng từ Cát Hồng.
(*) Cát Hồng là học giả đạo giáo, nhà hóa học và nhà y được học ở Đông Tấn, còn Đào Hoằng Cảnh là một nhà y dược, luyện đan, văn học, được xưng là “Sơn trung tể tướng” ở Nam Lương.
(**) Đồ U U là một nữ nghiên cứu y học và y hóa Trung Quốc, được biết đến qua công trình chiết xuất thanh hao tố từ cây thanh hao vàng (ngải bụi) để trị bệnh sốt rét.
(***) Artemisinin, còn được gọi là Thanh hao tố và các dẫn xuất của nó là một nhóm các loại thuốc có tác dụng chống lại bệnh sốt rét Plasmodium falciparum.
—————————
Nguồn bài viết: Nhà Số 48 – 四十八号
Viết xuống “Chi Tiết Thuật Pháp Mao Sơn – Phần 1” không dễ, mọi người tán dương chính là động lực để tiểu biên tiếp tục kiên trì viết tiếp! Hẹn gặp lại a…