CHIẾN TRANH PHÁP – PHỔ (1870 -1871)Quân đội Pháp (Hoàng gia và Cộng hòa)

by admin
CHIẾN TRANH PHÁP – PHỔ (1870 -1871)Quân đội Pháp (Hoàng gia và Cộng hòa)

CHIẾN TRANH PHÁP – PHỔ (1870 -1871)

Quân đội Pháp (Hoàng gia và Cộng hòa)

Louis Charles Napoleon, tức Napoleon III, sinh ngày 20 tháng 4 năm 1808. Con trai của Louis Bonaparte – vua Hà Lan – và là cháu trai của Napoleon I, người sáng lập Đế Chế Pháp. Là thành viên của gia tộc Bonaparte, ông được xem là hậu duệ của Napoleon I và luôn sống sau cái bóng của người Bác lừng lẫy của mình.
Sau cái chết của con trai duy nhất Napoleon I, ông trở thành người đứng đầu trong gia tộc. Là một người hay mơ mộng nhưng bất trị, ông đã cố gắng hai cuộc đảo chính chống lại Vua Louis Philippe, và cả hai đều thất bại thảm hại. Vào lần đảo chính thứ 2, ông đã dành 6 năm trong tù sau đó trốn thoát đến Anh. Cuộc cách mạng năm 1848 làm cho ông nhận ra cơ hội khác để trở lại chính trường. Được bầu vào Hội đồng với đa số phiếu bầu, ông trở thành Tổng thống nền Cộng hòa sau đó vài năm. Vào năm 1852 ông tự xưng làm Hoàng đế – Napoleon III. Nền Đệ nhị Cộng hòa Pháp được thay thế bằng Đệ nhị Đế chế Pháp.
Đệ nhị Đế chế là một động thái chống lại thời đại tư sản của Louis Philippe trong tinh thần cũng như trong hành động. Quân đội, được mở rộng quân số một cách khéo léo, được hiện đại trở lại theo phong cách Napoleon, và biểu tượng đế chế đã hồi sinh dưới hình dạng đại bàng, vương miên ‘N’ và con ong chúa. Điều cần thiết còn thiếu ở đế chế là những chiến thắng trên mọi chiến trường. Không có gì đáng ngạc nhiên khi Napoleon và quân đội lưu tâm đến các truyền thống vĩ đại của Napoleon I và nóng lòng muốn mô phỏng lại chúng. Cơ hội thật sự đầu tiên của họ là Chiến tranh Crimea. Trong chiến dịch hỗn loạn này, quân đội tự nó đã chiến đấu tốt, bất chấp sự can thiệp của Napoleon, cuối cùng kết thúc cuộc chiến tại Sebastopol bằng cách tấn công pháo đài Malakoff. Trong năm 1859 nó đã thành công một lần nữa, đây là khoảng thời gian chống lại Áo, với hai chiến thắng lóng ngóng và tốn kém tại Magenta và Solferino. Rất tiếc là cuộc phiêu lưu tiếp theo hông diễn ra suôn sẻ, một cuộc chiến chống du kich kéo dài ở Mexico năm 1863-67 đã kết thúc trong một cuộc rút lui nhục nhã. Trong khi đó, trở lại châu Âu, Phổ nhanh chóng nổi lên như một thách thức đối với ưu thế quân sự của Pháp. Phối hợp với Áo, Bismarck đầu tiên nghiền nát Đan Mạch trước khi quay sang Áo. Chiến thắng tại Sadowa vào năm 1866 làng choáng váng Châu Âu. và tại Paris Napoleon và các cố vấn của minh tìm cách để chống lại một mối đe dọa mới này.
Hội nghị tháng 11 năm 1866 được tổ chức tại Compiègne, có sự tham dự bởi những Sĩ quan và Chính trị gia của Pháp. Mục tiêu là kiểm tra sự chuẩn bị của quốc gia cho một cuộc chiến tranh ngày càng được coi là không thể tránh khỏi. Nó nhanh chóng trở nên rõ ràng rằng còn nhiều việc phải làm, và rằng tồn tại sự chia rẽ sâu sắc trong quan điểm. Một phe, trong đó có chính hoàng đế, ủng hộ việc thực hiện nghĩa vụ quân sự ngắn hạn phổ biến như đã thực hiện ở Phổ. Còn nhóm khác, theo quan điểm của Nguyên soái Randon, lúc đó là Bộ trưởng Bộ Chiến tranh, phản đối việc sử dụng các phương tiện như vậy, đưa ra lựa chọn ưa thích hơn là dựa vào một lực lượng nhỏ của các binh sĩ chuyên nghiệp. Quan điểm này của ông được sự ủng hộ của bên Cánh tả, những người không muốn thấy sự củng cố của một thể chế mà một ngày nào đó có thể được sử dụng để chống lại họ. Trên thực tế, xu hướng trong một số năm là giảm chi tiêu quốc phòng và cắt giảm quân đội – thất bại gần đây của Mexico đã làm nhiều điều để củng cố quan điểm này.
#french #Allies #army #FrancoPrussianWar
Cre: Stephen Shann, Louis Delperier.
Editor: Martin Windrow.





You may also like

Leave a Comment