Chúng ta có cần bảo hiểm nhân thọ không? Liệu nó đáng bỏ tiền ra để sở hữu chứ?

by admin

Trả lời: Adam Erlebacher, CEO, Fabric

—–

Bảo hiểm nhân thọ (BHNT) là sự đồng thuận giữa bạn và doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó, khi bạn bạn qua đời, công ty bảo hiểm sẽ thanh toán tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng (*). Trong hầu hết trường hợp, mọi người sẽ chọn vợ hoặc chồng hoặc con cái là người thụ hưởng. Vì thế, nếu có chuyện không may xảy ra với bạn (người trụ cột trong gia đình), những người thân yêu của bạn vẫn có đủ tài chính để chi trả cho cuộc sống hằng ngày, ví dụ như thức ăn, tiền nhà, tiền cước điện thoại, internet và những chi phí trong tương lai như học đại học.

Về cơ bản, tùy vào tình hình cá nhân của mỗi người mà hợp đồng bảo hiểm được điều chỉnh cho phù hợp, nhưng nhìn chung bảo hiểm có giá trị bảo vệ bạn tốt nhất nếu:

– Bạn có con cái hoặc những người khác phụ thuộc vào bạn.

– Bạn cần thứ gì đó để mang đi thế chấp.

– Bạn có nợ tín dụng cần phải trả.

– Gia đình bạn vẫn chưa đạt được tự do tài chính. (**)

Nếu bạn muốn đảm bảo cuộc sống cho những người thân trong gia đình, bảo hiểm nhân thọ có thể là một lựa chọn tốt cho bạn.

—-

Chú thích của người dịch:

(*): người thụ hưởng chỉ nhận được tiền bảo hiểm chỉ khi người được bảo hiểm gặp sự kiện bảo hiểm trong thời gian hợp đồng bảo hiểm còn hiệu lực. Ngoài thời gian đó thì công ty bảo hiểm sẽ không chi trả gì cả.

Bạn đọc thêm bài này để hiểu hơn về ý mình vừa chia sẻ: https://www.prudential.com.vn/…/san-pham-bao-hiem-tu…/

Bảo hiểm nhân thọ có quyền lợi chính – quyền lợi nguyên thủy đó là trả tiền cho bạn khi bạn qua đời trong thời gian hiệu lực. Những quyền lợi khác là do nhu cầu của người sử dụng mà phát sinh thêm.

(**): Có 3 thuật ngữ mọi người cần phân biệt:

1. An toàn tài chính (bạn có thể sống tốt nếu gặp biến cố tài chính trong một khoảng thời gian ít nhất 1 năm, ví dụ như khi thất nghiệp, bị covid thì bạn vẫn có thể chi trả cho các nhu cầu sinh hoạt ở mức tối thiểu).

2. Độc lập tài chính (bạn có thể chi trả cho các nhu cầu cao hơn cuộc sống như du lịch, vui chơi, mua sắm mà vẫn đảm bảo cuộc sống).

3. Tự do tài chính (không vướng mắc, lo lắng về tiền nữa, tầm này thì đi làm vì đam mê thôi)

Cách tính:

Công thức an toàn tài chính (Financial Security): Chi tiêu tối thiểu hàng tháng x 12 tháng x 25 = ngưỡng an toàn tài chính

Công thức độc lập tài chính (Financial Independent): Chi tiêu Cuộc sống tiêu chuẩn x 12 tháng x 25 = ngưỡng độc lập tài chính.

Xem thêm video sau (tiếng Việt) để hiểu hơn về 3 thuật ngữ này: https://www.youtube.com/watch?v=a-gk85cFt4w

Theo: Huy Pavel

You may also like

Leave a Comment