Vậy Đông Dương là chỉ vùng nào:
Liên bang Đông Dương (tiếng Pháp: Union indochinoise, sau 1947 là Fédération indochinoise) hay còn gọi là Đông Dương thuộc Pháp, Đông Pháp, là lãnh thổ nằm dưới quyền cai trị của thực dân Pháp trong hơn 67 năm (1887-1954) tại khu vực Đông Nam Á, ngày nay thuộc lãnh thổ Việt Nam, Lào, Campuchia và huyện Trạm Giang (tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc).
Nguồn gốc cụm từ Indochine trong tiếng Pháp có nghĩa là “Trung-Ấn”, bán đảo Đông Dương còn có tên gọi là bán đảo Trung-Ấn vì bán đảo này gần với Trung Quốc và Ấn Độ (với Indo là Ấn và -chine là Trung, nên gọi là Trung-Ấn)
Mô tả vào chi tiết thì:
Đông Dương có diện tích 737.000 km² (284.557 sq mi), Liên bang Đông Dương là quốc gia lớn thứ 2 ở Đông Nam Á (sau Đông Ấn Hà Lan) trong thời gian tồn tại. Địa hình Đông Dương bao gồm một phần dãy núi kéo dài từ cao nguyên Tây Tạng giáp với Trung Quốc ở phía bắc, xen kẽ với các vùng đất thấp phần lớn bị thoát nước bởi ba hệ thống sông lớn chạy theo hướng bắc nam là sông Mê Kông (chảy qua Lào, Cao Miên và Nam Kỳ), ở phía bắc, ở phía đông giáp với Biển Đông, ở phía tây giáp với Xiêm và ở phía nam giáp với vịnh Xiêm.
Những diễn biến nổi bật tại vùng Đông Dương khi đó:
Tháng 9 năm 1858, lực lượng viễn chinh của Đệ Nhị Đế chế Pháp cùng sự hỗ trợ của thực dân Tây Ban Nha nổ súng tấn công Bán đảo Sơn Trà của nước Đại Nam (ngày nay thuộc Đà Nẵng), mở đầu cho công cuộc thuộc địa hóa bán đảo Đông Dương. Đến ngày 17 tháng 10 năm 1887, Liên bang Đông Dương được chính thức thành lập theo Sắc lệnh của Tổng thống Cộng hoà Pháp với ba thuộc địa là Nam Kỳ (Cochinchine), Bắc Kỳ (Tonkin), Trung Kỳ (Annam) đều thuộc Đại Nam, và Cao Miên; Lào gia nhập vào năm 1893 và Quảng Châu Loan được sáp nhập năm 1900. Thủ phủ Liên bang Đông Dương ban đầu đặt tại Sài Gòn, sau chuyển ra Hà Nội từ năm 1902. Ngoài ra, Đà Lạt còn được xem như thủ đô mùa hè của Liên bang, nơi nghỉ dưỡng dành cho giới cầm quyền Pháp.
Liên bang Đông Dương là một chế độ nửa thuộc địa, nửa phong kiến. Đứng đầu liên bang là một Toàn quyền (Gouverneur Général de l’Indochine française từ 1887 đến 1945) hay một Cao ủy (giai đoạn 1945-1954) của chính phủ nước bảo hộ Pháp. Tại Bắc Kỳ và Trung Kỳ (ngoại trừ Hà Nội, Hải Phòng và Đà Nẵng), chính quyền từ cấp tỉnh trở xuống do các quan chức người Việt quản lý đặt dưới quyền vua Nguyễn, tuy nhiên, tại mỗi tỉnh đều có một viên Công sứ người Pháp thực hiện chức năng bảo hộ của nước Pháp đối với An Nam.
Đông Dương cũng từng là một vùng khá nhộn nhịp và biến động bởi sự nhập nhằng giữa 2 bên là những người bị trị và thực dân. Trong cuốn sách Đông Dương (Một Nền Thuộc Địa Nhập Nhằng Giai Đoạn 1858 – 1954), 2 tác giả Pierre Brocheux & Daniel Hémery đã phân tích rất hay và tổng hợp nhiều biểu đồ, bản đồ để người đọc có cái nhìn sâu sắc về một vùng đất, một khoảng thời gian biến động của Châu Á. Mục đích lớn nhất của cuốn sách này chính là làm rõ sự phi thực dân hóa và cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất nên mình nghĩ dù là người không mê sử thì đây vẫn là một cuốn sách đáng đọc.