Có mẹo nào bạn học được từ việc nghiên cứu tâm lý học của mình để sử dụng khi tương tác với ai đó?

by admin

Cá nhân tôi không học tâm lý học nhưng tôi có chút hứng thú. Với những ai đang học tâm lý học, hoặc là chuyên gia tâm lý, điều gì bạn đã được dạy hoặc tự học đã làm thay đổi cách bạn tương tác với mọi người… ví như khi ai đó đang nói về những chuyện rất cá nhân, trong những lúc như vậy.


Phỏng vấn tạo động lực (*) đã giúp tôi tiếp cận và đàm thoại với hầu hết mọi người. Dễ hơn cho tôi khi tương tác với người lạ và các cuộc xã giao trở nên giàu nghĩa hơn.
(ND: * Motivational interviewing – MI; Phỏng vấn tạo động lực được hình thành từ vấn đề, nhu cầu, động lực và cam kết nỗ lực thực hiện sự thay đổi của người đó)


Nói chung thì con người cần và muốn được tương tác với nhau. Hãy để người khác biết rằng họ không vô hình bằng cách công nhận họ. Chỉ vài câu “chào bạn nha”, “nay thấy tóc mới rồi á”, các cử chỉ đơn giản như mở cửa và đợi họ…
Làm họ thấy được thấu hiểu khi ta lắng nghe. Nếu trong một cuộc đối thoại dài hơi, hãy lặp lại những lời họ đã nói “à chuyện nó là ….như vậy à”
Làm họ cảm nhận sự đồng cảm từ bạn!


Chú ý đến các trạng thái ẩn của nội tâm là một kỹ năng có thể luyện tập.
Khi bạn thành thạo, nó có thể giúp cải thiện lòng cảm thông và tính tự nhiên của cuộc đối thoại bằng cách cung cấp thêm một nguồn tin về trải nghiệm của đối phương. (trạng thái nội tâm không hoàn toàn phản ảnh người đó, nhưng cũng đủ hữu ích để ta dựa vào mà đoán mò – nếu trật lất thì nó cũng là một nguồn an toàn để thúc đẩy cuộc trò chuyện đến điểm xác nhận suy đoán đó đến từ đâu.
Và kỹ năng này cũng có tính chất bảo vệ: nhận biết và xem xét nghiêm túc khi đối phương khó chịu có thể giúp bạn thoát khỏi những tình huống xấu trước khi sự việc leo thang.


Người ta không cần giải pháp từ bạn, họ cần sự cảm thông. Đừng nói với họ rằng “Tôi biết cảm giác của bạn”. Sao mà bạn biết được. Và rằng cảm xúc thì có thật, nhưng chúng không phải sự thật.
Vậy nên nếu người đó đang đau buồn (không riêng gì tang sự), hãy kiềm chế việc cố gắng làm họ vui, hay cố an ủi họ rằng bạn biết họ đang trải qua những gì. Hãy thoải mái với sự im lặng và để cảm xúc tự lên tiếng.


Khi tôi khen ai đó về khả năng của họ (tôi làm việc với trẻ em) tôi thường bày tỏ về mặt nỗ lực hơn là khả năng trí tuệ của người đó.
Ví như “Woa, tôi thấy bạn đang làm việc chăm chỉ thật đó” hơn là “Woa, bạn làm cái này giỏi ghê”
Hồi tôi còn nhỏ, thành tích của tôi thường bị xem nhẹ, bảo rằng tôi vốn đã thông minh thì những thành tích đó hẳn phải là trong dự kiến. Bây giờ, tôi phải cố gắng không quen thói thấy cái gì mình dở thì bỏ cuộc luôn từ lúc chưa bắt đầu. Hiện tại, tôi luôn muốn giải tỏa các cảm giác đó cho học sinh của mình.


Đây không hẳn là mẹo nhưng tôi đã và đang rất giỏi trong việc hòa giải các tình huống mang xu hướng sẽ diễn biến xấu, giảm sự căng thẳng, nhìn nhận cảm xúc của bản thân và duy trì tính hiếu kỳ mọi lúc mọi nơi.
Tôi không biết rõ là phải tập như nào, vì tôi cứ luyện từ từ nhiều năm, học hỏi từ sai lầm, và trở nên thoải mái với những sự khó chịu. Tôi từng có những khách hàng “t/u t/u kinh niên”(*) hoặc có ý kết liễu người khác, dễ nổi khùng lên, phạm các tội bạo lựcQua thời gian thì tôi đã học được cách quản lý sự lo âu để tiếp tục với công việc.
Phần lớn thời gian, khi mọi người tương tác bằng những lối nhàm chán thì đó là bởi vì họ đang rút lui hoặc trở nên đề phòng trong cuộc chơi. Chúng ta thường không thích các cảm giác lo âu, khó chịu, tức giận, sợ hãi… Nhưng nếu bạn có thể duy trì một thái độ hiếu kỳ như tôi đã nói, kỹ năng này sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn.


Hãy luôn tò mò. Với tôi thì trời phú rồi, tôi luôn tò mò về tất cả những gì đối phương nói. Có nhiều cách để khơi dậy tính tò mò đó. Kể cả khi người ta nói những chuyện chán ngắt đối với mình (như đan len á – với tôi thôi nha), bạn có thể để tâm trí lãng đãng đến các kiểu như “Đan len có gì mà người ta thích thế?”. Nó là một sự hiếu kỳ thiên về tâm lý đối với tôi, và tôi có thể cất tiếng rằng “Vậy bạn thích quá trình đan len hay sự thoả mãn khi đan xong, hay cả hai?” Tôi cũng có thể có nhiều ý dự phòng (Đối phương dành bao nhiêu thời gian mỗi ngày để đan len? Họ biết đến đan móc từ đâu?….) Khi nói về đan len với mấy đứa không biết đan thì họ chắc không nghĩ đến các câu hỏi nhắm đến sở thích như thế và vì vậy chúng thường được phản hồi rất nồng nhiệt.


Nếu trong WC có 3 cái bệ, luôn luôn đứng tè ở giữa nhé.
nguồn (bổ sung bởi ND): Năm 1976, Middlemist, Matter và Knowles đã thiết kế một thí nghiệm để kiểm tra xem tốc độ và dòng nước tiểu của nam giới trong nhà vệ sinh công cộng bị ảnh hưởng như thế nào khi bị xâm phạm không gian cá nhân. Họ buộc người tham gia đứng tè vào một (trong số ba) bồn tiểu. Sau đó, một phụ tá của thí nghiệm hoặc đứng ngay cạnh các đối tượng, cách một bồn tiểu hoặc hoàn toàn không có mặt. Kết luận cho rằng đàn ông không muốn đứng cạnh nhau trong bồn tiểu và ai càng đứng gần nhau thì họ càng mất nhiều thời gian hơn đề bắt đầu và thời gian dòng chảy của nước tiểu càng ngắn)


Đây là cách thức cơ bản trong các kỳ thi và định dạng của phần làm bài. Nó được áp dụng trong tất cả cuộc tranh luận và các cuộc vấn đáp:
Luận điểm, Bằng chứng, Giải thích (*). Nếu các cuộc đối thoại được trình bày theo cách này thì sẽ dễ hiểu hơn cho đối phương và phản hồi ý kiến của họ hoặc bồi thêm vào cuộc nói chuyện.
(ND: *PE.E – Point Evidence Explain: một phương pháp để trả lời các câu hỏi về một chủ đề. Nó bao gồm nêu rõ quan điểm, cung cấp bằng chứng và giải thích lập luận).

You may also like

Leave a Comment