CÓ THẬT LÀ ĐẠI HỌC HARVARD PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ VỚI NGƯỜI CHÂU Á KHÔNG? NẾU VẬY, CÒN CÓ HY VỌNG NÀO CHO NGƯỜI CHÂU Á CÓ THỂ APPLY VÀO TRƯỜNG KHÔNG?

by admin

Đúng.

Trong giới đánh giá nhập học (university admission) thì chuyện này không còn là bí mật nữa. Và tôi khá là bất bình khi nhiều người khác cố gắng giải thích lý do phải phân biệt đối xử như vậy, như thể việc giải thích như thế khiến cho việc phân biệt đối xử thành bình thường vậy.

Đầu tiên, để tôi làm rõ là tôi đang nói về người Mỹ gốc Á, nghĩa là người Mỹ có tổ tiên là người châu Á và di cư tới đây. Du học sinh là ở một khía cạnh hoàn toàn khác, và thường các trường lại muốn thu hút nhiều du học sinh hơn. Đặc biệt, các trường Ivy coi việc có sự đa dạng sắc tộc trong khối du học sinh là một điểm cộng, vì nó sẽ thu hút các nhóm sinh viên trong cộng đồng được tiếp xúc với nền văn hóa đa dạng như vậy.

Lý do là ‘quá nhiều châu Á’. Các trường Ivy League đã quyết định rằng nếu họ nhận sinh viên chỉ dựa trên năng lực học tập và nghiên cứu, thì họ sẽ không nhận được phân phối chủng tộc (racial distribution) mà họ muốn, trong đó tỷ lệ người châu Á sẽ tăng cao. Cho nên họ tìm cách nâng đỡ và thiên vị với các nhóm khác. Mỉa mai thay, chính cái hệ thống giúp họ làm điều này được đưa ra gần 1 thế kỷ trước, và ban đầu được tạo ra để loại bỏ những người Do Thái học tại đây.

Một nghiên cứu từ 10 năm trước đã so sánh điểm SAT ở nhiều nhóm dân tộc (ethnic) khác nhau, cho thấy rằng có một số nhóm bị bất lợi hơn khi apply vào các trường top trên. Nhóm châu Á phải có điểm cao hơn các nhóm khác thì mới có cùng cơ hội được nhận vào trường. Trong khi đó người da đen và Hispanic có thể được nhận với số điểm thấp hơn nhiều. Sự chênh lệch giữa nhóm châu Á và nhóm da trắng này là khoảng 145 điểm (xem hình dưới).

Đáng buồn thay, trên thế giới này lại có những người muốn giới hạn cơ hội của người châu Á chỉ vì họ học tập quá chăm chỉ và thể hiện quá tốt.

Còn hy vọng nào cho người châu Á không? Còn, nhưng bạn phải giỏi hơn tất cả những người còn lại. Hơn nữa, nếu bạn không có cái tên nào nghe quá ‘châu Á’, thì đừng đưa các thông tin về gốc gác của bạn vào. Họ không có quyền buộc các bạn phải cung cấp các thông tin đó. Nếu có mẫu đơn nào hỏi về nguồn gốc, chỉ cần tích vào ‘khác’. Ngoài những điều này ra thì mọi thứ khác cứ như những người khác là được. Và hãy trở nên thú vị theo cách riêng mình, nổi bật khỏi 7749 các ứng cử viên sáng giá khác apply cùng bạn.

Mục tiêu cuối cùng phải là nêu ra các vấn đề giáo dục về việc giới hạn các nhóm khác nhau vì màu da, chứ không phải trừng phạt các cá nhân giỏi nhất vì tổ tiên của họ ăn ở tại đâu.

Theo: KPTG

You may also like

Leave a Comment