CUỘC CHIẾN TRANH VÌ CHUỐI

by admin

PHẦN 1: CHUỐI CHUỐI CHUỐI

Chuối là một loại trái cây được yêu thích trên toàn thế giới, và đặc biệt là với những đất nước ôn đới. Hiện nay có hơn 1000 giống chuối, tuy nhiên giống chuối nổi bật nhất tên là Cavendish. Để có thể phát triển, chuối chỉ có thể được trồng tốt nhất là ở các vùng Nhiệt đới, nhưng giống Cavendish này lại được tạo ra trong một phòng thí nghiệm ở Anh Quốc. Đằng sau giống chuối được tạo ra này là một lịch sử chứa máu, công sức và nước mắt của nhiều người. Lịch sử của cuộc chiến tranh về chuối được ghi lại giữa Mỹ và các nước Nam Mỹ.

Về nguồn gốc lâu đời nhất của chuối đã được ghi nhận là từ Châu Á, trong khoảng hơn 400 năm về trước chuối đã được người Châu Âu mang đến Châu Mỹ trong những cuộc viễn chinh. Vài trăm năm sau đó, một người thủy thủ Mỹ, Lorenzo Dow Baker, đã tìm thấy tại Jamaica một thứ quả màu vàng, dài có một hương vị ngon ngọt. Đây là một cơ hội kiếm bộn tiền, ông ấy bắt đầu đem chuối về Mỹ để bán cho người dân và người Mỹ ngay lập tức yêu món trái cây mới này.

Một sự thật về người Mỹ, mức độ quan tâm và yêu thích đối với chuối đôi khi cao hơn hoặc ngang bằng với phát minh điện thoại, lần đầu tiên được giới hiệu vào cuối thế kỷ 19. Mức độ yêu thích và nhu cầu về chuối tăng nhanh, và người Mỹ phát cuồng vì chúng. Đã từng có một điều luật được ban bởi tổng thống Teddy Roosevelt, lúc ấy là ủy viên cảnh sát, cấm người dân không được vứt vỏ chuối xuống đường vì chúng có thể khiến người đi đường vấp ngã và gây tử vong, người phạm luật có thể đối mặt với án tù.

Khi nhu cầu ăn chuối tăng cao, việc nhập khẩu chuối từ các nước Nam Mỹ trở thành không khả thi, chuối từ khi được thu hoạch tới khi chín đen chỉ mất khoảng 7 ngày. Để khiến nguồn cung ứng, việc cần làm là phải sản xuất thật nhiều chuối và tạo ra các quy trình tốt hơn. Các công ty Mỹ hiểu rằng để đảm bảo được lượng chuối, họ không thể chỉ nhập khẩu trực tiếp từ nước khác, họ phải kiểm soát nguồn cung ứng – “control the supply chain “. Những công ty Mỹ bắt đầu quá trình sát nhập vào nhau để tạo ra một công ty lớn tên là United Fruit Company (UFT).

Đầu thế kỷ 20, UFT bắt đầu dành sự quan tâm đến Trung Mỹ, đặc biệt là khu vực quanh kênh đào Panama, họ tin rằng chính quyền Mỹ sẽ hỗ trợ họ nhằm kiểm soát nguồn cung ứng. Việc kiểm soát nguồn cung ứng không chỉ có ý nghĩa rằng kiểm soát việc trồng trọt, họ muốn tối ưu hóa tốt nhất mọi thứ xung quanh việc xuất chuối sang Mỹ. UFT kiểm soát nhân lực sản xuất bằng việc kiểm soát các nhu cầu thiết yếu của người dân bản địa, quản lý nhà ở và khu vực sinh sống của người dân, ngay cả nơi mua bán nhu yếu phẩm cũng được UFT kiểm soát. Đối với việc vận chuyển hàng hóa tới Mỹ, UFT kiểm soát tàu bè, đường sắt và đường thủy, nhằm khiến việc chuối được vẩn chuyển là nhanh nhất trước khi chúng bị héo.

Công cuộc kiểm soát được bắt đầu tại Guatemala, một cách nhanh chóng, UFT trở thành công ty lớn nhất đất nước này. UFT kiểm soát hơn 20% đất canh tác trồng trọt của Guatemala, và tất cả đài phát radio và đường sắt đều được UFT quản lý. Hơn thế nữa, chính quyền Guatemala đã thuê UFT quản lý vận hành cả dịch vụ bưu chính của đất nước này. Kể từ đó, có thể thấy một công ty Mỹ đã trở nên giống một chính phủ hơn là một công ty xuất nhật khẩu trái cây.

Sau sự thành công tại Guatemala, UFT tiếp tục phát triển ở nhiều quốc gia khác xung quanh Trung Mỹ như Nicaragua, Costa Rica, Venezuela, Mexico, v.v. Bước tiếp theo cuộc việc tối đa lợi nhuận đó là tiền lương của nhân công và đây cũng chính là ngòi nổ cho những cuộc chiến tranh tiếp diễn sau đó.

(Còn tiếp)

You may also like

Leave a Comment