“CUỐI MỖI ĐÊM DIỄN, HỌ ĐỀU THIÊU SỐNG MỘT VŨ CÔNG NỮ…” (Pt.3)

by admin

Màn Một của vở Le Papillon rất kinh diễm nhưng cũng rất khủng khiếp.

Tôi có hiểu được tại sao những vũ công này được xem là những người giỏi nhất thế giới. Cách họ di chuyển, tất cả đều được đồng bộ một cách hoàn hảo và là những cá thể độc lập, một cách thần kì họ giống như những cái van riêng biệt nhưng cùng chung một nhịp đập.

Và vâng, tôi đã vứt tấm vé Màn Hai vào một thùng rác gần đó trên đường rời khỏi rạp hát.

Buổi diễn khá ngoạn mục, nhưng nó làm tôi cảm thấy nghẹt thở theo nhiều cách khác nhau. Tôi chưa từng xem vở Le Papillon được diễn bởi đoàn ba lê nào khác, nhưng tôi chắc chắn nó sẽ không được trình diễn một cách bạo lực như những vũ công của Madame Taglioini.

Mọi thứ vẫn bình thường, cho đến khi chúng tiên bắt đầu chế nhạo Hamza. Phía phản diện, tiên Hamza (người phụ nữ trẻ trong bộ đồ đen), có một phân cảnh đầu vở ba lê là khi cô ta bị trêu chọc bởi vẻ xấu xí không giống giống loài tiên của mình. Không quá khó hiểu, điều này làm Hamza tức giận. Vô cùng tức giận.

Trong lúc lũ tiên nhảy múa xoay vòng quanh cô ta, xoay người và nhảy lên trong vui sướng, thì Hamza cố gắng cào cấu bọn họ. Đứng giữa vòng tròn chế nhạo đó, cô ghì mạnh làn da họ tới mức một vài chỗ bị tróc ra. Những vết cào dài dần hiện ra trên những phần tay chân không được che phủ, nhưng không ai trong bọn họ nhăn mày lấy một cái. Hamza túm được tóc của một vài trong số họ, từng mảng tóc và da đầu bị xé ra trong khi họ đang nhảy không ngừng văng ra xung quanh và rơi vào phía đám đông. Tôi đoán đây là lý do không một ai ngồi ở ba hàng ghế đầu. Một lần nữa, tôi đảo mắt hòng tìm kiếm bất kì sự phản đối nào từ những người xung quanh, nhưng cũng một lần nữa không một ai. Thay vào đó, đôi mắt họ sáng lên một mảnh niềm vui sướng lấp lánh trong bóng tối của rạp hát này.

Màn Một cứ thế được tiếp tục diễn ra theo cách này: nếu đó là một cảnh đấu nhau, đó sẽ là thật. Nếu có bất kỳ thương tổn nào, nó cũng là thật. Và cứ thế, những vũ công cứ thế tiếp tuc diễn. Không chỉ vậy, bọn họ không hề biểu lộ bất kỳ sự đau đớn nào. Tiếp đó là sự xuất hiện của Emma. Cô mặc một chiếc áo choàng ngắn, đến cảnh Farfalla biến hình thành bướm cô mới được để lộ ra đôi cánh của mình. Khi đôi cánh dần hiện ra, những tiếng “Oooooo” “Aaaaaa” thay phiên nhau phát ra từ dưới hàng ghế khán giả, cô mỉm cười đáp lại sự trầm trồ đó. Sự xao động, do dự ban nãy tôi đã thấy, hoặc tôi nghĩ là mình đã thấy, hoàn toàn biến mất dưới ánh đèn sân khấu rực rỡ. Đôi giày ba lê màu kem của cô dần nhuốm đỏ khi cô xoay người trên phần máu đông đọng lại trên sàn gỗ, và khi cô xoay người, những giọt máu nhỏ văng lên váy cô. Mùi mồ hôi và rỉ sắt nhàn nhạt xộc thẳng vào mũi tôi.

Màn Một kết thúc với một chuỗi những hành động tàn bạo làm hai tay tôi ướt sũng mồ hôi, còn cô gái cạnh tôi phải reo lên trong thoả mãn. Chàng trai trẻ với cái vương miện lộng lẫy đầy ấn tượng, Hoàng tử Djalma, ghim một cô gái lên một cái cây giả trên sân khấu theo đúng nghĩa đen. Lạy Chúa, tôi đã rất nhẹ nhõm khi thấy đôi cánh của cô gái, thô sơ và nhạt nhoà nếu như so sánh với của Emma, hoàn toàn là đồ giả, được đeo lên bằng dây nịt. Tôi rất bình thường khi thấy anh ta ghim một chiếc cọc xuyên qua đôi cánh cô lên bề mặt phía sau. ghim chặt cô lên đó. Tuy nhiên, tôi lập tức co rúm người, bởi vì anh ta làm điều tương tự với bàn tay cô gái đó.

Sau sự truy đuổi của dân làng xuyên suốt Màn Một, Farfalla cuối cùng cũng được giải cứu, đồng thời Hamza bị bắt bởi những chúng tiên mà cô đã hành hạ đầu vở kịch. Trên người Hamza có nhiều vết bầm tím và chảy máu, lũ tiên trói cô ta bằng một cái lưới nhỏ, phần lưới sát đâm xuyên qua da thịt cô, khuôn mặt bị biến dạng. Mặt khác, họ đang cấu xé cô ta. Tiếng nhạc lặng dần trong khi họ vẫn đang không ngừng cào cấu và đá vào cô ta. Vài giây trước khi tấm rèm được buông xuống bạn có thể nghe được—những tiếng đập mạnh, đục, phát ra của những bàn tay, đôi chân đang đánh vào da thịt. Vui mừng thay, rèm đã được hạ xuống ngay sau đó.

Đám đông trở nên hỗn loạn, huýt sáo và vỗ tay vang dội lớn hơn bao giờ hết. Khi tấm rèm được nâng lên lần nữa, những vũ công đứng đó thành một hàng trên sân khấu, tất cả đều mỉm cười. Bấy giờ, tôi chỉ có thể nhận ra là họ đồ trắng vì đã xem những vũ công này từ lúc bắt đầu. Máu vẫn đang rỉ xuống trước trán từ những chỗ bị giật tóc, và tôi có thể thấy được những giọt nước mắt ánh lên trên má của cô gái người có một cái lỗ đỏ lớn trên mỗi bên của hai bàn tay. Kể cả Hamza đang đứng đó, vết hằn của tấm lưới trên da cô, dọc đó là những vết bầm, cục u đang dần chuyển sang màu tím. Họ trông vô cùng hài lòng, vui vẻ. Ngoại trừ Emma.

Tôi nghĩ mình có thể đoán được gì đó, sự khiếp sợ của bản thân xen với khả năng đọc vị nét mặt của cô. Nhưng ngay sau đó, quá rõ ràng để thấy sự cưỡng ép trên gương mặt của cô khi so sánh với sự biểu lộ niềm vui sướng khi bị đau đớn của những người kia. Khuôn miệng cô nặn ra một nụ cười gượng gạo, và đôi mày phía trên thì thắt lại, hệt như cô đang cố chống lại lại cảm giác thúc giục khóc lên từ bên trong.

Nhưng nếu cô làm vậy, chúng ta cũng chẳng thể nào nghe được. Đám đông tiếp tục và cứ như thế, chỉ trong một lúc tất cả khán giả đều đứng dậy. Tôi vẫn ngồi yên trên ghế của mình cho đến khi cô gái ngồi kế bên cho tôi một cái nhìn trách móc. Tiếng ồn càng leo thang khi Madame Taglioini khập khiễng quay lại sân khấu, tiến về phía micro đã được đặt lại ở chính giữa sân khấu.

“Cảm ơn quý vị,” bà ta nói át đi tiếng ồn xung quanh, sau đó mời khán giả ngồi lại ghế của mình. Sau khi mọi người đã yên vị, bà tiếp tục nói.

“Trong buổi biểu diễn ngày hôm nay, quả thật có rất nhiều niềm vui và sự tráng lệ. Dù đã trải qua 50 năm, nhưng nó vẫn cuốn hút tôi như ngày nào.” Rải rác một vài tiếng vỗ tay kèm huýt sáo vang lên.

“Như thường lệ, Màn Hai sẽ được diễn ra vào tối mai, tại đây, Rạp hát Masaniello, cùng giờ.” Tiếp, bà nhẹ quay người, nhìn về phía Emma. Nụ cười của bà càng tươi hơn, còn Emma thì cố gắng đáp lại, dù nó nhìn có vẻ lo lắng hơn là hạnh phúc.

“Đến và thưởng thức trận chiến của Farfalla!” Bà ta nói. Sau đó quay về phía khán giả. “Còn bây giờ, chúc các vị có một buổi tối tốt lành.”

Ánh đèn sân khấu tắt đi. Cô gái ngồi cạnh tôi thở dài một hơi thoả mãn.

“Quào. Vở diễn quả là tuyệt vời, nhỉ? Tôi biết nó sẽ như vậy mà, nhưng mà, nó vẫn rất—” Tôi đứng dậy trước khi cô ta kịp nói xong.

Tôi không muốn nghe bất kỳ điều gì nữa. Thật bệnh hoạn.

Tôi vượt qua những vị khách quen xa lạ giàu có của buổi diễn, vấp té gần như nhiều lần bởi mấy cái áo choàng dài, và một con thú cưng là kỳ nhông được dắt đi bên dưới. Trong khi những vị khách kia tham gia quầy đồ uống, tôi sải những bước dài về phía cầu thang. Tôi cảm thấy khá choáng ngợp khi đang ở một nơi đầy sự giàu có, xa xỉ đến thừa mứa bỗng quay lại một cái lán nhỏ không ai biết đến nằm ở một góc đường bí ẩn của Augustus. Tôi tiến đến cửa ra, trở về con đường ngoài kia. Tôi cất bước, tiến về phía trước, xác định quay về với điều mà tôi biết rằng mình có thể gọi một cuốc taxi mà không bị ám ảnh bởi bóng ma mùi máu lảng vảng quanh mũi tôi.

“Hẹn gặp lại ngài vào đêm mai.” Tôi quay lại. Cậu nhóc, người ban đầu đã thu vé vào của tôi, vẫn đang đứng đằng sau tấm kính ở bên ngoài. Cậu ta mỉm cười với tôi, tôi bỗng cảm thấy giận dữ đang sôi sục trong cơ thể. Vì chính cậu ta cũng là một phần của những gì diễn ra dưới kia—vì đã không cảnh báo trước khi tôi tham gia vào đó. Tôi không đáp lại, chỉ tiếp tục bước đi. Cuối cùng, tôi cũng đến được một trong những con đường nhộn nhịp nhất, nơi mà mọi người vẫn đang vui chơi, mặc kệ giờ giấc. Tôi thắc mắc, liệu có ai trong số họ biết được có một thứ biến thái, vặn vẹo đang diễn ra ngay tại thành phố này.

Khi đang đứng chờ taxi, tôi lấy ra từ trong túi chiếc vé của “Đêm Thứ Hai”. Tôi nhìn chằm chằm một lúc, rồi ném nó vào thùng rác kế bên một cửa hàng kem. Ban đầu, tôi cảm thấy nhẹ nhàng hơn, giống như ném đi tấm vé đó cũng chính là ném đi những hình ảnh ghê tởm tôi đã thấy đêm nay ra khỏi đầu mình. Nhưng trên đường về nhà, tôi lại cảm thấy hơi nuối tiếc. Nó có thể là một câu chuyện tuyệt vời, lớn hơn những gì tôi từng đăng, nếu như tôi có khả năng để xem hết vở Le Papillon nổi tiếng của Madame Taglioini. Và kỳ lạ thay, tôi cảm thấy tồi tệ vì đã bỏ lại Emma.

Tôi về đến nhà, lạ kì làm sao, tôi ngủ một giấc, một giấc ngủ dài, sâu—giống như sau tất cả những gì trải qua tối qua chỉ là một cơn ác mộng mà thôi. Sáng sớm hôm sau, tôi đến văn phòng, dù cho tôi vẫn chưa xem được toàn bộ vở kịch, thì tôi vẫn có ý định viết về Le Papillon, và tôi muốn viết nó ra thật nhanh trước khi tôi kịp quên đi các chi tiết. Hơn nữa, tôi luôn làm việc thật nhanh trước khi các đồng nghiệp đến và làm bản thân mình bị phân tâm. Cách đây khá lâu, Heather đã đưa tôi chiếc chìa khoá mở cửa văn phòng nhưng tôi hiếm khi nào dùng đến. Tôi mở cánh cửa, bước đến bàn làm việc như thường lệ.

Có thứ gì đó đang nằm trên bàn.

Một chiếc phong bì, mặt mở hướng lên trên. Tôi chậm rãi cầm nó lên, và chăm chú nhìn nội dung trên nó, dù cho tôi đã có linh cảm về thứ nằm bên trong. Một chiếc vé, màu hạt dẻ, có mạ vàng.

“Đến và thưởng thức buổi diễn hấp dẫn tại:

Vũ đoàn Ballet của Madame Taglioni

Kỉ niệm 50 năm vở Le Papillon

Hội trường Masaniello

VÉ MỘT NGƯỜI”

Và trên mặt sau: Đêm Thứ Hai.

Nhưng đó không phải là phần kỳ lạ nhất. Phần kỳ lạ nhất ở đây là điều được viết ở mặt còn lại của phong bì.

“CỨU CÔ ẤY”

Và gần đó, là một con bướm màu xanh dương đã chết được dán một cách khéo léo trên tờ giấy.

You may also like

Leave a Comment