CYRIL KONGO – MIỆT MÀI, ĐIỂM NHẤN VÀ CÂU CHUYỆN CỦA ARTIST VIỆT.

by admin

Cái đoạn mà mọi người nghe mình xuất hiện trên VTV ấy – là mình được tham gia meeting với bác tại Cyril Kongo Gallery Art dưới lời mời của chị Hương (Cảm ơn mọi người lần nữa vì cơ hội này). Trong cuộc trò chuyện hiếm hoi đấy thì mình cũng học hỏi được khá nhiều điều từ câu chuyện “thăng trầm” của ông cũng như suy nghĩ về con đường phát triển của nghệ sĩ Việt với các thương hiệu thời trang nội địa.

Cyril Kongo lúc nào cũng khẳng định với mình : “Bác không phải là artist như mọi người hay nói trên truyền thông đâu. Bác yêu và đam mê sự hoàn hảo và nghệ thuật của bác là Graffiti. Nhưng bác cũng là người bình thường như bao người khác thôi. Bác đi kể câu chuyện của mình, gây cảm hứng cho thế hệ trẻ như các cháu và chính các cháu cũng đang là nguồn cảm hứng cho bác. Để bác không cảm thấy mình già, để cảm thấy mình vẫn đang tận hưởng từng giây, từng phút và không phí một chút thời gian nào cả”.

Nếu các bạn chưa biết Cyril Kongo là ai?

Thì đây là một nghệ sĩ graffiti nổi tiếng người Pháp với bố là người Việt và mẹ là người Pháp. Trước khi có được thành công như ngày hôm nay nhưng Cyril Kongo đã từng “ngụp lặn” ở mọi chỗ trên đường phố để có thể cống hiến với bộ môn Graffiti. Ông gần như cống hiến cả cuộc đời mình xoay quanh với đam mê mà không hề kì vọng được những gì mà ông có hiện tại – điều đó tạo ra một giá trị không thể bị thay thế của Kongo, một giá trị không bị chi phối và điều khiển bởi người khác. Ông không quan tâm những gì người ta nói về bản thân mình mà chỉ tin vào những gì mà mình đang làm và khiến nó đạt được những thành quả tăng lên theo từng năm. Từ những tác phẩm trên tường đến Kosmopolite, tất cả đều mang tới việc thay đổi cách mà người ngoài nhìn vào văn hoá Graffiti – không chỉ bị hiểu nhầm là những kẻ xịt sơn phá hoại nơi công cộng mà đó là nghệ thuật nếu được đầu tư và làm đúng cách.

Cơ duyên hay đúng hơn là “Turning point” – điểm thay đổi hay cánh cửa với Cyril Kongo đó là cuộc gặp gỡ với giám đốc cửa hàng Hermes tại Hong Kong. Cuộc gặp gỡ rất tự nhiên và cả hai đều không biết vị trí của nhau là ai? Kongo có chia sẻ với mình rằng : Ông đón nhận người đàn ông kia vì người đó yêu thích những tác phẩm và tỏ sự tôn trọng. Ông ta offer cho Kongo về việc vẽ chiếc nón cho con ông ta và cái giá phải trả chỉ là mời bia Kongo. Kongo vui vẻ làm và nó mở ra cho một offer khác đó chính là trang trí cánh cửa cho cửa hàng Hermes tại Hong Kong. Và không lâu sau, chiếc khăn Graffiti iconic ra đời với sự hợp tác giữa thương hiệu Hermes và artist Cyril Kongo – mở một con đường cho nghệ thuật đường phố vào trong ngành công nghiệp thời trang xa xỉ nói chung và với Kongo nói riêng, nó thay đổi cả cuộc đời của ông.

Dù không nhận danh là “artist” nhưng đối với bản thân mình thì Cyril Kongo qua cuộc nói chuyện hôm đó giống là một người bạn, một người đi trước chia sẻ những kinh nghiệm đã có. Ông luôn nói rằng: Respect/Tôn trọng là những gì mà cộng đồng của ông thể hiện ra. Tôn trọng với tất cả mọi thứ họ, tôn trọng với mọi thứ họ làm ra, tôn trọng với những con người tới với họ, tôn trọng với tầm nhìn mà họ đã tin tưởng. Không quan trọng là ai đối xử với họ ra sao, như thế nào.

Kongo cũng dần thay đổi mindset về Graffiti. Thứ mà ông và nhiều người đang kì vọng tới là “Excellence” – “Vẻ đẹp tinh khiết” nhất mà không quan trọng là nó phải nằm ở đâu, dù người ta hay nghĩ là Graffiti phải nằm ở trên đường phố, trên những bức tường nhưng thực ra nghệ thuật là không có rào cản ở cả term “Không gian” và term “Thời gian” – nó nằm ở đâu cũng được. Quan trọng là vẻ đẹp đó được chiêm ngưỡng bởi những con người hiểu biết và thực sự quan tâm đến nó.

Kongo được một bạn (Xin lỗi mình quên tên) hỏi rằng : “Đối với ông, thứ gì là Xa xỉ nhất?” Thì Kongo cười một nụ cười mỉm, hỏi lại rằng “Xa xỉ nhất ư? Có lẽ đối với mọi người thì chiếc đồng hồ Richard Mille tôi đang đeo trên tay là xa xỉ, chiếc túi Chanel là xa xỉ, khăn Hermes là xa xỉ. Không, thứ xa xỉ nhất là Time – Thời gian. Một thứ gì đó xa xỉ là một thứ mà nó có thể dễ dàng mất đi mà không thể lấy lại được. Đó là thời gian. Còn những thứ vật chất kia, tôi không cần nó cũng được. Nhưng tôi không thể nào lấy được lại thời gian cho nên hiện tại dù tôi đã 53 tuổi, các bạn có thể kêu rằng tôi già nhưng tôi vẫn đang hưởng thụ từng giây phút mà tôi có được ở cuộc sống này. Vì đó là thứ xa xỉ nhất đối với tôi”

ARTIST VIỆT

Qua câu chuyện của Kongo thì mình lại suy nghĩ về các nghệ sĩ trẻ Việt – đặc biệt là trong nền văn hoá đường phố hay các mảng sáng tạo còn mới lạ tại Việt Nam. Có những người vẫn đang đấu tranh, vẫn đang cống hiến, vẫn đang tiếp tục tìm tòi và phát triển bản thân để tìm kiếm được điểm đến của mình. Chúng ta đều đang vật lộn, đang lo lắng rằng chúng ta sẽ có thể sống với đam mê của mình hay không khi sức mạnh đồng tiền trên hết. Nhưng Kongo đã cho mình một bài học rằng : “Chỉ cần chúng ta giữ được bản chất, giữ được sự sáng tạo của bản thân thì chắc chắn cơ hội và may mắn sẽ tìm tới bằng một cách nào đó”. May mắn chỉ là một từ chiếm tỉ trọng 1%, may mắn chỉ đến với những kẻ có năng lực – và chúng ta có năng lực thì chúng ta không phải e sợ gì cả.

Thời buổi kinh tế mở cửa, thời buổi phát triển công nghệ có quá nhiều cơ hội, nhiều công cụ để chúng ta phát triển bản thân và đưa những thứ sáng tạo ra ngoài để được công nhận. Thứ chúng ta cần đó chính là “Cánh cửa mở ra thành công” như cái cách Kongo gặp được Hermes vậy. Nhưng các bạn nên nhớ Kongo gặp được việc đó khi ông đang làm thứ mà mình giỏi nhất, đam mê nhất – đó là vẽ Graffiti. Và đó là cách đam mê dẫn tới thành công của tất cả mọi người.

Trong suốt sự nghiệp của mình, Kongo có rất nhiều offer từ các thương hiệu xa xỉ nhưng ông vẫn luôn giữ nguyên tắc của Graffiti đó là “Spray not Draw” dù là bất kì brands nào đi chăng nữa. Đó là cách ông giữ bản chất riêng của mình, niềm tin của mình.

Tại Việt Nam – đặc biệt là trong thời trang, có rất nhiều nghệ sĩ sáng tạo Việt Nam bắt đầu được sự quan tâm của không chỉ các thương hiệu nội địa và quốc tế. Từ Cậu bé Thỏ, Khim Đặng.. đều xuất hiện các graphics trên các sản phẩm thời trang đến các global như Samsung. Với các sản phẩm graphics thì lợi thế cạnh tranh mạnh nhất chính là graphic – sau đó mới tới chất liệu, form dáng và với sự sáng tạo của các artists tài năng thì những người này sẽ là người thổi hồn vào trong thương hiệu để họ có thể khẳng định vị thế brands và đi xa hơn.

You may also like

Leave a Comment