Kể cả nếu Leonardo da Vinci chỉ là một người nghệ sĩ và hoạ sĩ, ông cũng vẫn là một người vĩ đại, chỉ cần với hai bức Bữa tối cuối cùng và Mona Lisa.
Nhưng Leonardo da Vinci không phải chỉ là một hoạ sĩ và nghệ sĩ. Ông còn là một kỹ sư, kiến trúc sư, nhà khoa học, nhà phát minh, người chuyên vẽ bản đồ, nhà giải phẫu, nhà thực vật học và nhà văn. Ông không phải kiểu mà bạn gọi là ‘Jack of all trades, master of none’ (có nghĩa là 1 người làm được nhiều việc nhưng không thể tập trung để nắm vững chuyên môn về một ngành nghề nào), ông là bậc thầy của hầu hết tất cả những lĩnh vực, là một học giả thực thụ và là một thiên tài.
Bởi Leonardo da Vinci không được học tập chính thống ngôn ngữ Latin hay Toán học, nên rất nhiều người có xu hướng xem nghẹ những công trình khoa học của ông. Nhưng hãy nhìn vào những ghi chép và nhật ký của ông xem, chúng cho thấy một người có suy nghĩ đi trước thời đại. Ông đã ghi chép về bào thai con người và chuyển động của cánh tay.
Nếu chúng ta nhìn vào ghi chép và ký hoạ của ông thì rõ ràng Leonardo đã hiểu về cơ thể con người vượt xa so với những hiểu biết ở thời kỳ của ông ấy. Thực sự, chúng rất tương quan với những phát hiện y học sau này về cơ thể con người.
Không chỉ vậy, ông còn nghiên cứu hiệu ứng của ánh sáng lên hình cầu, và ông đã thực hiện vào những bức tranh của mình. Đáng chú ý là sự tương phản ánh sáng – bóng tối cực độ ở trong những bức tranh của ông là kết quả từ những nghiên cứu hiệu ứng ánh sáng của ông.
Ông là người đầu tiên nghiên cứu các kích thước cơ thể con người, mổ xác người để nghiên cứu giải phẫu, ký hoạ rất nhiều về các bộ phận cơ thể, và chúng đều trông khá tương đồng với những bức ký hoạ của bất kỳ sinh viên y khoa nào.
Ông đã vẽ bản đồ vào thời kỳ hoạ đồ còn chưa là môn khoa học tiến bộ.
Một trong những đóng góp lớn nhất của ông cho toán học là việc ông nghiên cứu khối đa diện trong nhật ký của mình.
Ông đã khái niệm hoá xe tăng và trực thăng trong các bức ký hoạ của mình từ rất lâu, trước bất kỳ ai khác.
Leonardo Da Vinci có vô vàn kiến thức về nguyên lý thuỷ điện, thiết kế cơ học, dầm công-xon, ròng rọc. Ông cũng hiểu biết về nguyên lý động lượng, lực ly tâm, và thực sự áp dụng chúng vào những phát minh của mình.
Tóm lại thì Leonardo da Vinci không phải chỉ là một nghệ sĩ đại tài, ông còn là một nhà khoa học, nhà phát minh, kiến trúc sư vĩ đại, người mà có những ý tưởng luôn đi trước thời đại.