Tôi thấy bạn KHÔNG HỀ hạnh phúc.
Cùng xem thử 2 viễn cảnh này nhé
Văn phòng tan ca lúc 6h tối vào một tối thứ Sáu nọ.
Nithyanand đăng xuất khỏi hệ thống và rời công ty. Anh chàng có hẹn với đám bạn đại học và cùng dùng bữa tại một nhà hàng Ba Tư sang trọng vào tối hôm đó. Họ cùng ôn lại kỷ niệm xưa và cười nói vô cùng vui vẻ. Gặp gỡ bạn bè như sạc lại năng lượng vậy, Nith đăng một bài lên mạng xã hội. Sau đó, họ đến quán bar và uống cả đêm, trò chuyện và nhảy nhót theo tiếng nhạc rock trên sân khấu.
Trong khi cùng lúc đó thì,
Satyanand không thể rời công ty lúc 6h vì code của anh bị lỗi. Anh tiếp tục sửa lỗi và tìm mọi cách để có thể hoàn thành. Cuối cùng cũng xong nhưng đã 9h30 tối. Anh đăng xuất khỏi hệ thống và trở về phòng, đọc cuốn nonfiction yêu thích của mình trên dọc đường. Anh làm món cá chiên và ăn kèm với bánh mì. Sau đó, anh xem một tập phim trên Netflix và ngủ gật trên sofa.
Giờ thì —
.
.
Bạn nghĩ ai trong hai người đang không hạnh phúc nhỉ?
Chà – có vẻ sẽ ngạc nhiên đấy – nhưng câu trả lời là
Chẳng ai trong số họ cả
Hoặc chúng ta đặt bối cảnh như trong bộ phim nổi tiếng “3 chàng ngốc” nhé
Chathur cũng hạnh phúc như Rancho đấy thôi.
Đây thực chất chỉ là một quan điểm phổ biến về định nghĩa của sự hạnh phúc.
Xã hội luôn kỳ vọng rằng hạnh phúc là thứ có thể nhìn thấy được và nó nên được thể hiện bằng khuôn mẫu cụ thể.
Tuy nhiên thì,
Có rất nhiều sự khác biệt giữa việc
Hạnh phúc và thể hiện với thế giới rằng mình đang hạnh phúc
Và vế sau chỉ là một tập con của vế trước.
Ví dụ nhé,
Một người ngồi với nhóm bạn, cười nói và ăn uống vui vẻ trong một nhà hàng đông đúc thì sẽ được coi là hạnh phúc và nhiệt tình, trong khi một người ngồi ăn một mình thì lại bị đánh giá là cô đơn và buồn chán.
- Nhưng sao ta không nghĩ rằng anh ấy đã tránh mặt bạn bè và đến đó một mình để tự vui vẻ ăn mà không bị làm phiền. Hạnh phúc của người này đến từ việc thưởng thức món ngon chậm rãi từng chút một.
Một người có bộ râu dài dành cả ngày cuối tuần trong phòng hút thuốc và đọc một số cuốn sách dày bịch được sẽ coi là nhàm chán.
- Hạnh phúc của một người đến từ việc giải mã được triết lý sâu sắc trong những câu thơ cũng vui như việc một người đăng ảnh selfie với bạn bè tại Oktoberfest vậy.
Vấn đề ở đây không phải là sự hạnh phúc mà là hành vi của họ không giống như cách xã hội định nghĩa nó.
Phim ảnh, phương tiện truyền thông và mạng xã hội thường thể hiện như này – Những người luẩn quẩn cả ngày lẫn đêm và không làm gì khác ngoài công việc thường được miêu tả là bất hạnh và không biết trân trọng cuộc sống. Họ phải dừng lại và bị lên lớp rằng “Thôi nào, sống cho ra sống đi chứ! Vui vẻ lên, hạnh phúc lên” Và rồi tự dưng họ nhận ra cách tận hưởng cuộc đời tươi đẹp bằng việc nhậu nhẹt, tiệc tùng, đi lướt sóng, nhảy dù các thứ.
Điều gì khiến bạn kết luận rằng họ không vui vẻ thế?
Làm sao bạn có thể quyết định rằng cái công thức hạnh phúc ấy có thể áp dụng cho tất cả mọi người?
Tôi đã chứng kiến rất nhiều người – như các nhà nghiên cứu,nhà khoa học rồi doanh nhân – những người khao khát được làm việc hàng ngày và không hề mệt mỏi ngay cả sau 18 giờ làm việc. Họ tận hưởng công việc như một ly rượu vang. Họ đều thấy vui vẻ trong công việc giống như người khác thấy vui vẻ khi nhảy dù vậy
Nhưng chính vì nhận thức như vậy, họ có cái cớ để tin rằng họ không hạnh phúc, có điều gì đó không ổn với họ, v.v..
Ví dụ, chẳng hạn bây giờ sau cuối tuần, Satyanand đến công ty và Nithyanand nói với anh chàng rằng “Cậu nên vui vẻ tí đi chứ, tận hưởng cuộc sống và trân trọng từng phút giây…” Đây là lần thứ n Sat nghe câu nói này. Thôi được rồi, anh sẽ đi với Nat vào lần tới dù không hứng thú lắm.
Sat không phải là fan của ẩm thực Ba Tư. Anh ghét thứ âm nhạc ồn ào. Anh cũng chẳng hề thích bia. Nhưng anh vẫn có mặt ở đó chỉ để không làm mọi người thất vọng. Rồi anh bắt đầu thầm cảm thấy khó chịu vì đang lãng phí thời gian ở một nơi mà mình không hề thích… và giờ, anh mới bắt đầu thấy mình đang không hạnh phúc.
Bạn muốn được hạnh phúc bởi xã hội khiến bạn tin rằng những người được coi là hạnh phúc kia lúc nào cũng vui vẻ. Bạn muốn được hạnh phúc bởi bạn muốn hòa mình vào số họ.
Nhưng tại sao bạn phải phù hợp với các tham số của một số định nghĩa được tạo nên từ những thứ vốn dĩ rất bình thường như vậy? Bạn kiệt sức vì bạn luôn phải giả vờ là một thứ không phải là bạn. Bạn không ngừng cố gắng để đạt được cái trạng thái lý tưởng ấy, không phải là nó thì bạn sẽ không được coi là hạnh phúc.
Nó không có thật đâu. Bạn đang cố gồng mình để rồi thất bại đấy.
I have never been (Un)happier