Đâu sẽ là nguyên nhân cho đợt sụp đổ tiếp theo của thị trường chứng khoán?

by admin
Q: Đâu sẽ là nguyên nhân cho đợt sụp đổ tiếp theo của thị trường chứng khoán?Lin

A: Jay Kim – Trả lời vào ngày 23/1/2018 – c. 400 upvotes

“Thưa quý vị, lòng tham, không có từ nào phù hợp hơn, là tốt. Tham lam là đúng. Tham lam mang lại hiệu quả. Tham lam làm rõ ràng, minh bạch và nắm giữ được tinh hoa của tinh thần tiến hóa. Tham lam, dưới bất kỳ hình thức nào; tham sống, ham tiền, ham tình, ham tri thức đều đánh dấu một quá trình phát triển vượt bậc của con người. Và sự tham lam, các bạn hãy lưu ý những gì tôi nói, sẽ không chỉ cứu Teldar Paper, mà cả một tập đoàn đang gặp vấn đề khác có tên là Hoa Kỳ ” – Gordon Gekko

Năm 2018 là năm thứ chín liên tiếp trong chu kỳ tăng giá của thị trường Mỹ, và rõ ràng là định giá thị trường toàn cầu hiện đang ở mức cao.
Câu hỏi mà hầu hết các nhà đầu tư đang tự hỏi bây giờ là liệu thị trường hiện tại có đang “bong bóng” không?
Hầu như các nhà đầu tư theo trường phái cơ bản hoặc giá trị đều nhận ra rằng ngày càng khó mua bất cứ loại tài sản nào vì giá cả không ngừng tăng cao. Do đó, nhiều người đã chuyển sang các thị trường châu Á hoặc nắm giữ tiền mặt để tìm kiếm các cơ hội đa dạng và hiệu quả hơn.
Cốt lõi của hoạt động đầu tư là bảo toàn vốn và theo đó, hãy cùng xem xét những gì có thể xảy ra trong năm 2018:
  • Theo tôi, rủi ro lớn nhất sẽ là các chính sách của Ngân hàng Trung ương. Kỷ nguyên “tiền rẻ” sắp kết thúc và những rạn nứt sẽ bắt đầu xuất hiện ở thị trường trái phiếu. Nợ doanh nghiệp hiện đang ở mức cao kỷ lục và khi chi phí vốn tăng lên thì các công ty với tỷ lệ đòn bẩy tài chính cao và khả năng chi trả nợ thấp sẽ lần lượt rơi rụng.
  • Nối gót theo đó, cuộc vui cũng sẽ kết thúc ở thị trường chứng khoán với một đợt điều chỉnh mạnh. Trong lịch sử, thị trường giá tăng (bull market) trung bình kéo dài khoảng 9 năm (năm nay – 2018) Và thị trường giá giảm (bear market) trung bình chỉ kéo dài 18 tháng. Trong thời kỳ thị trường giá tăng, cổ phiếu có thể tăng giá 500% và trong thị trường giá giảm sẽ giảm trung bình 40%. Vì vậy, bạn nên thắt dây chặt dây an toàn và giành sẵn đạn.
  • Tuy nhiên, nếu nền kinh tế vẫn ổn trong thời gian tới, mối đe dọa từ lạm phát sẽ xuất hiện. Mỹ vẫn giữ mức lạm phát thấp kể từ thị trường tăng giá này còn tồn tại và nếu có bất ký yếu tố bất lợi nào bỗng xuất hiện (ND: Covid 19 chẳng hạn) thì ngân hàng trung ương sẽ lại thắt chặt tín dụng. Điều này sẽ lại dẫn chúng ta về ý 1 ở trên (tăng lãi suất).
  • Nợ Trung Quốc, nguồn vốn bị kiểm soát, tốc độ tăng trưởng chậm lại và chiến tranh thương mại đều là những rủi ro hiện hữu nhưng phần nào đang bị hệ thống tài chính toàn cầu bỏ qua. Cách đây chưa đầy 3 năm, chúng ta đã chứng kiến ​​việc Trung Quốc mạnh tay phá giá đồng Nhân dân tệ gây ra một làn sóng chấn động trên toàn thế giới. Chiếc hộp pandora của Trung Quốc vẫn là một rủi ro đáng kể cho dù chính phủ Mỹ có kiểm soát như thế nào.
  • Triều Tiên vẫn là một rủi ro tiềm ẩn. Xác suất leo thang căng thẳng không cao, nhưng đây vẫn là một rủi ro.
  • Cuối cùng, còn một loại rủi ro mà tôi muốn gọi tên là “tiền điện tử độc hại”. Tôi không đề cập đến các rủi ro cố hữu của những đợt ICO (vốn 95% số đó sẽ về 0) hoặc các loại tiền điện tử khác như Bitcoin bị cấm vì lo ngại khủng bố. Tôi đang đề cập đến tác động tâm lý từ các khoản lợi nhuận thu được từ tiền điện tử đến cộng đồng nhà đầu tư tổ chức. Bản thân tôi đã tự trải nghiệm cảm giác này. Sau khi tạo ra mức lợi nhuận hai chữ số rất đáng nể với danh mục đầu tư vào năm ngoái, tôi vẫn kiếm được ít hơn những người-không-trong-ngành-đầu-tư với danh mục tiền điện tử đạt mức lợi nhuận gấp bằng lần. Tôi thường tự hỏi “Thế cuối cùng giao dịch cổ phiếu làm *ẹ gì!?” Đặc biệt là khi tôi đọc những dòng tweet như thế này: “Mày, trader phố Wall, học chết xác trong trường kinh doanh, 10 năm làm việc 100 giờ một tuần, ít dành được thời gian cho gia đình, phấn khởi vì khoản lợi nhuận 10% của mình. Còn tao, đầu tư Bitcoin, đọc sách, tán nhảm trên Twitter, ăn steak, lời 900% trong năm nay”
FOMO hay không, tất cả các nhà đầu tư kinh nghiệm đều biết rằng mức lợi nhuận lớn thường kiếm được từ đỉnh của một con sóng tăng, đó là cách giao dịch theo đà tăng trưởng (và theo lệnh cắt lỗ) được nhiều người tin tưởng.
Đáng buồn thay, không có bất kỳ phân tích định giá hoặc backtest nào có thể giúp chúng ta xác định được đỉnh của thị trường.

You may also like

Leave a Comment