Đây là một cây cầu vừa khánh thành tên là New Kelani – Sri Lanka, vốn vay JICA, quy mô cầu chính extradosed 1185m cho 6 làn xe, cầu dẫn 922 m và nhánh lên bằng thép liên hợp bê tông 1407m.

by admin

Vay JICA ( Nhật Bản ) hết 35 tỏi JPY, tức khoảng 6.300 tỏi tiền VNĐ.
Đây là một cây cầu dài 380m, bên cạnh đã có cầu bằng dầm superT rồi. Cầu cũ bên trái, dầm superT, chi phí thấp, tĩnh không thông thuyền thấp, phía xa xa cũng có 1 cái cầu tĩnh không cũng thấp nốt. Tức là sông này không có nhu cầu vận tải thủy để mà làm cầu cao.

Phía Nhật đưa giải pháp kỹ thuật rất khốn nạn, làm tăng chi phí không cần thiết.

  • Thiết kế cầu kiểu Extradosed, lần đầu áp dụng ở Sri Lanka, nên chém giá khá thoải mái. Trong khi, với trường hợp như thế này thì không chỉ cần làm 1 cầu tương tự cầu đang sử dụng là đạt yêu cầu. Vừa rẻ vừa nhanh.
  • Cầu thiết kế bằng dầm thép, chi phí riêng phần cầu thép cỡ 160 triệu đô. Nhật Bản sản xuất mỗi năm gần 80 triệu tấn thép nên bắt buộc phải tìm kiếm thị trường tiêu thụ, làm cầu bằng dầm thép thì tốn thép, mà thép này phải chuyển từ Nhật qua mới có. Coi như phía Nhật ăn tất cả phần nguyên vật liệu đáng ra có thể mua tại địa phương. Trong cái hoạt động xây dựng cầu, người Sri Lanka chả xơ múi được gì, Nhật làm tất ăn cả theo giá ODA.

Nhìn lại VN, lúc vay ODA của Nhật để làm cầu Nhật Tân, Nhật cũng thiết kế dầm cầu bằng thép, đưa thép từ Nhật sang để làm. Coi như tận dụng hết mọi khả năng ngay từ khi thiết kế để tối đa lợi ích cho Nhật chứ không phải cho đối tác.

Thêm 1 ví dụ về cầu tương đương ở VN

  • Cầu Phà Rừng ở Hải Phòng, 2000 tỷ bao gồm cả chi phí gpmt, cầu dài 490 mét và 6 làn xe. Cầu lớn hơn cái cầu bọn Nhật xây ở Sri Lanka nhưng với giá chỉ bằng 1/3.
  • Metro ở SG chậm sao, chưa xong đã hỏng sao, công nghệ kiểm vé chưa xài đã lạc hậu, đội giá gấp mấy lần sao chắc cả nhà mình viết rồi nhỉ :v

Cứ nghe lời ngon ngọt kimochi, không vỡ nợ mới là lạ…
Cre: Linh Hoàng – HNNTTHVLS

You may also like

Leave a Comment