Design Theft: ăn cắp trong thời trang. Tội phạm cổ xưa.

by admin

Ăn cắp – đã là một nghề trái luật pháp sinh ra từ cổ chí kim và nó kéo dài đến tận bây giờ. Ăn cắp cũng có ăn cắp this, ăn cắp that – và tồn tại ở nhiều mảng khác nhau trong xã hội. Bình thường thì có ăn cắp vặt, đi siêu thị thó nhẹ thanh kẹo, đi va chạm thì lấy tạm cái ví, nặng hơn thì ăn cắp xe máy, ăn cắp laptop, ăn cắp điện thoại.

Nhưng đó chỉ là muỗi, bây giờ còn có ăn cắp cao siêu hơn – đó là ăn cắp chồng, ăn cắp vợ, đẳng cấp nhất là ăn cắp kinh tế – bao gồm các thông tin mật, công thức bí mật, các dự đoán trước của các tập đoàn công ty. Thời trang cũng không là ngoại lệ – và đã tồn tại một thứ rất lâu đến bây giờ chúng ta mới bàn về nó nhiều nhất: Đó là ăn cắp thiết kế/ ăn cắp ý tưởng thời trang.

Chẳng ai muốn, đặc biệt là các nhà thiết kế/ hay các công ty chủ quản của họ – muốn các design do họ bỏ hết công sức chất xám được nhân rộng bởi lợi ích của một cá nhân hay của một công ty/ tổ chức nào đó mà không có sự đồng thuận cũng như cố vấn khi sử dụng chất xám của họ. Tiền là 1 chuyện, mà còn là cách mà bên Design Theft kia biến tấu và khiến những “đứa con tinh thần” của họ trở nên lệch lạc, không giống như những ý tưởng ban đầu của họ.

Ngày nay, cùng với nhu cầu làm đẹp chính đáng của con người, nhưng không phải ai cũng có đủ kiến thức cũng như tài chính để theo đuổi những style thời thượng cũng như xu hướng. hệ quả tất yếu là thời trang ăn liền với các bản copy-cat, ăn cắp trắng trợn của các thương hiệu thời trang nhanh với tiêu chí “Ngon, bổ và rẻ” lại còn “Fashionable” đã giết chết bao nhiều nhà thiết kế trẻ tài năng. Đánh trúng vào tâm lí – không cần biết brands nào nào, ít nhất đối với một số nước đang phát triển thì fast fashion hay Ultra Fast Fashion cũng là brand xịn xịn – đồ của họ cũng khá là high-end fashion – các hãng thời trang ăn liền thu tỉ đô hàng năm cũng như dấy lên vấn đề mạnh mẽ “ĂN CẮP THIẾT KẾ? ĐÚNG HAY SAI? THỜI TRANG HAY KIẾM TIỀN?”

Tất nhiên –

Luôn có sự khác biệt giữa vay mượn/ borrowing và ăn cắp/ stealing.

Hay chúng ta thường nói “Good artist borrow, Great Artist Steal”.

Nghệ thuật, bao gồm cả thời trang – là một phạm trù khá là mơ hồ và việc nhập nhằng, chung vibe thì khó thể tránh khỏi – nên việc có những lúc chúng ta có cảm giác “Dejavu” khi nhìn 1 bộ đồ – cảm tưởng đã nhìn ý tưởng ở đâu rồi ngay cả khi chính tác giả cũng không biết về có sự trùng lặp này (Nhưng tỉ lệ việc này cũng hiếm lắm – hầu hết là có vay mượn). Trong những trường hợp này, bên vay mượn thường phải xin tác quyền từ tác giả và chia phần trăm doanh thu cho họ – hay chí ít phải có một lợi ích gì đó cho tác giả (Danh tiếng, credit, công việc vv.vv). Hoặc có những kiểu thiết kế đã hết đăng kí bản quyền (Thường trong một khoảng thời gian) rồi trở thành tài sản của nhân loại, của văn hóa và ai cũng có thể sử dụng được thiết kế đó. Trường hợp này không phải là hiếm.

Việc Ăn cắp ý tưởng trong thời trang – như đã đề cập – không hề mới – hiện nay chúng ta thấy nhan nhản bởi vì các phương tiện truyền thông luôn lấy nó làm chủ đề để kéo lượng theo dõi và người xem về (Mình đang làm đó hihi), và hơn hết – mọi người đam mê thời trang đang có một nền tảng kiến thức nhất định để phân biệt nó.

Chứ ngày xưa là “Ôi zồi ôi, kệ mẹ nó. Nó không làm thì thằng khác cũng làm”. Nhưng không phải là lúc nào ăn cắp cũng là 1 ý tưởng xấu – việc nhập nhằng giữa “vay mượn” và “ăn cắp” mới sinh ra khái niệm “Parody” – Parody thường lấy thẳng trực tiếp một design/ thiết kế để lên sản phẩm của mình với một ý nghĩa châm biếm nào đó. Thế là chúng ta có một SUPREME lấy thẳng họa tiết Monogram của Louis Vuitton làm bogo – để châm biếm về thói xa xỉ của thị trường đại chúng, nhưng có vẻ khi SUPREME lại trở thành chính hình tượng họ châm biếm, chúng ta lại có SUPREME PARODY – this is not SUPREME – Hay sự ra đời của Vetememé, Boolenciaga để nói lên sự châm biếm “Fashion is meme” với sự phát triển với mức giá không tưởng của Vetements, Balenciaga dưới triều đại của Demma Gvasalia.

CÁCH “ĂN CẮP” CỦA CÁC ÔNG LỚN

Đừng nói các thương hiệu nhỏ mới ăn cắp – các thương hiệu lớn cũng biết vào trò chơi này theo cách của họ – năm 2018 – Gucci ra collection mang tên Cruise. Và những ai có theo dõi nền thời trang đường phố – đều dễ dàng nhận thấy một trong những thiết kế của “kẻ ăn cắp vĩ đại” Dapper Dan – được Gucci ứng dụng lên chiếc jacket của mình. Dapper Dan đã được mình nhắc trong bài viết trước về lịch sử của nền Streetwear – từ Harlem, Dapper Dan đã “steal”/ ăn cắp các logo iconic của Gucci lên các sản phẩm của mình và bán giá rẻ hơn cho các dân chơi da màu, nhằm châm biếm thói quen mua sắm của giới nhà giàu. Gucci thời điểm đó rất “nhạy cảm” trong việc này – đã tìm mọi cách ngăn cản Dapper Dan. Nhưng sự đời trớ trêu – chục năm sau, Gucci lại mời Dapper Dan và quảng bá ông như 1 nguồn cảm hứng. Ngay tại thời điểm streetwear lên ngôi và Gucci đang khá được ưa thích bởi các dân chơi hypebeast và mainstream (Trong đó cũng đa phần là dân da màu). Có tính toán quá phải không nào?

Louis Vuitton cũng như vậy – đã kiện Supreme banh xác vì lấy monogram của họ lên bogo áo của mình. Nhưng khi Supreme trở thành King of Streetwear, Louis Vuitton nhận ra con bài chiến lược này khá tốt trong việc dấn chân vào Streetwear nên cũng thực hiện bản hợp tác lịch sử.

Hay cách mà Demma mang IKEA lên runway của Vetements với chiếc túi iconic mua hàng của IKEA mà trong lúc chưa đạt được thỏa thuận collab. Vậy là “ăn cắp trước cổng” hay thương mại hóa cho mọi thứ. Đây mới là nghĩa của phrase “ Good artist borrows, Great Artist steals”. Mọi thứ đều dẫn tới việc tăng doanh thu – tiền thì ai mà chê nhỉ.

SỰ TRỚ TRÊU:

Trong ngành thời trang hiện nay – sự ăn cắp hay hiện tượng Design Thief được coi là nhan nhản – việc vay mượn hay trùng lặp ý trưởng là chuyện bình thường ở huyện. Nhưng có một điều là – sự ăn cắp này lại mang hai mặt. mặt tốt là những designer không có tên tuổi, hay chưa biết tới nhiều bị các thương hiệu lớn ăn cắp – một phần nào đó cũng là cơ hội của họ khi profile lên 1 tầm mới. “Tao từng bị ZARA ăn cắp hay GUCCI ăn cắp – nghe là thấy bảnh rồi đó. Nhưng điều xấu là – tạo 1 tiền lệ xấu cho những người nghệ sĩ chân chính khi chất xám của họ bị lợi dụng hóa và không mang được một đồng cắc nào cho họ. Trong khi những kẻ ngoài kia đang kiếm ít thì vài chục triệu đô, lớn thì dăm ba tỉ đô.

Moschino – dưới thời của Jeremy Scott, cũng đã bị bóc phốt rằng đã ăn cắp artwork mang tên “Vandal Eyes” bởi họa sĩ graffiti Joseph Tierney. “Trơ trẽn” là nghề của thời trang cao cấp, Jeremy điều hai KOls cỡ bự của mình là Gigi Hadid và Katy Perry mặc trên runway và sự kiện Met Gala. Chàng họa sĩ thấp cổ bé họng không thể làm được gì vì tác phẩm của anh ta chưa đăng kí bản quyền và copyright liên quan và cũng như quyền lực của Moschino quá lớn để lo lót vụ này một cách êm xuôi. Nên nhớ – chi phí luật sư các vụ kiện như này rất mắc và có thể kéo dài hàng tháng trời. Thế là im nhẹm. Điều đó cho các bạn thấy sự xoay vòng của cái sự ăn cắp này.

Chanel cũng chơi 1 quả y chang – khi mang trên runway một chất liệu knitwear được thiết kế và sáng tạo bởi designer người Scotland Mati Ventrillon. Chuyện là như này, một nhân viên Chanel đến thăm designer Mati – cô này đinh ninh rằng một thương hiệu lớn như Chanel sẽ không ăn cắp gì nên cũng đon đả đưa các mẫu vải đang thử nghiệm của mình. Thế là dăm lâu sau, cô thấy chất xám của mình đang đi trên runway của Chanel và không có credit của mình. May là Chanel cũng xin lỗi đầy đủ – nhưng thế có là đủ?

Thông thường – người ta thường nghĩ rằng việc ăn cắp chỉ có các thương hiệu nhỏ mới làm và các tên tuổi to bự như GUCCI, BALENCIAGA, MOSCHINO hay CHANEL luôn là người đi đầu và sáng tạo.

Nhưng không nhờ truyền thông như ngày nay cho chúng ta biết – thì có chắc rằng trước giờ họ không như vậy hay việc này đã diễn biến rât lâu rồi mà chúng ta không hề biết? Và chúng ta nên có một cái nhìn khách quan và rộng hơn về sự ăn cắp. ĐÓ còn là ở quyền quyết định của người tiêu dùng,

Trí Minh Lê

You may also like

Leave a Comment