Điều gì mang ý nghĩa rằng “Tôi là cha mẹ tồi”?

by admin

Xem con của mình là một liệu pháp chữa trị – tác động đến chúng theo cách mà đã khiến chính mình bị tổn thương và mong chúng không bị tổn thương, rồi trở nên thất vọng khi chúng có vấn đề liên quan đến cảm xúc của bản thân.

Là má tôi, 100%. Bà nói tôi nghe về một số thứ kinh khủng về tuổi thơ của bà khi tôi 6 tuổi. Giờ thì tôi mất khá nhiều thời gian trong quá trình trưởng thành để tìm ra xem làm sao giải quyết được đống vấn đề của mình.


Không quan tâm đến lũ trẻ. Chỉ cần không làm phiền đến bản thân thì tụi nhỏ làm gì cũng được, bị gì cũng không quan tâm.

Chỉ chú ý đến đám trẻ khi chúng làm theo điều bạn muốn. Chẳng hạn như chúng tham gia mấy hoạt động thể thao mà bạn muốn chúng làm.

Và khiến chúng câm họng lại ngay khi chúng bắt đầu gây phiền nhiễu.


Khi tụi trẻ lớn lên, chúng không nói chuyện với bạn.

Tôi thì mất một khoảng thời gian để hiểu được rằng việc tôi không muốn liên lạc với ba mẹ là một sự thất bại của họ trong việc dạy dỗ tôi, không phải do tôi là đứa mất dạy.


Con bạn sợ bạn, không đứa trẻ nào nên sợ người mà chăm sóc chúng gần như 24/7.

Tui không thật sự nghĩ về điều này đâu, đến khi niên thiếu và nhận ra rằng mình lúc nào cũng sợ bố phát khiếp.


Tôi làm tình nguyện tại các vị trí dành cho sinh viên tại bệnh viện nhi, gặp được các trường hợp bệnh nhi bị chấn thương não nghiêm trọng do lạm dụng bạo hành (lắc mạnh, dìm nước,). Mấy người cha mẹ đó tệ vô cùng.

Khi tôi 9 tuổi, tôi sống ở khu chung cư. Đêm nọ tôi nghe tiếng em bé khóc ở bên ngoài đường. Nhìn qua cửa sổ thì thấy ở lề đường, một người đàn ông cầm gối đè chặt lên mặt em bé để gây ngạt thở. Tôi hoảng lên gọi mẹ, rồi bà báo cảnh sát. Mấy năm sau tôi gặp người phụ nữ với đứa trẻ chậm phát triển, cổ kể tôi nghe câu chuyện về việc cổ chạy trốn khỏi ông chồng cũ lạm dụng. Hóa ra đứa trẻ chậm phát triển này là đứa bé mà mẹ tôi cứu đêm đó. Đó là điều tệ nhất mà tôi từng được chứng kiến
Edit: cảm ơn mọi người nhiều về lòng cảm mến với mẹ tôi. Tôi nói với bà rằng mọi người trên Reddit xem bà là anh hùng. Chắc chắn mọi người đã khiến bà rất vui.


Khiến bọn trẻ nghĩ rằng, cảm xúc, sự bất ổn và vấn đề tâm lý là nhảm nhí vô nghĩa bằng câu “mày thì biết gì mà nói” hoặc “thời của tao có ai bị vậy đâu”, “mấy đứa con nít giờ yếu đuối quá chừng”
Bạn vừa cướp đi chỗ dựa cho bọn trẻ, nói với chúng rằng cảm xúc của chúng chẳng là gì hết, và khiến chúng nghĩ rằng bạn không phải là người thân của mình.


Tôi bị lạm dụng tình dục hồi 3 – 6 tuổi. Nói với cha mẹ nhưng họ chẳng quan tâm. Lúc tôi 20 tuổi, mẹ tôi lại nói rằng hồi đó tôi mong muốn bị như vậy. Từ đó về sau, tôi không còn mẹ nữa.

Còn tôi là hồi 6 – 11 tuổi, bởi chính ông ngoại mình. Khi tôi kể mẹ nghe về chuyện đó vài năm sau, bà nói “Chuyện đó có gì đâu mà mày làm quá lên”
Đúng rồi mẹ, có gì đâu mà. Ông ngoại quý hóa kia hóa ra đã lạm dụng tất cả 4 đứa con của mình, và cố gắng lạm dụng luôn cả đời cháu chắt nữa. Ông ta cuối cũng cũng dừng lại khi tôi nổi dậy chống đối. Mẹ tôi thì chẳng làm gì hết.


Hét vào mặt lũ trẻ vì những thứ nhỏ nhặt.

Má tôi thường đứng hét thẳng vào mặt tôi chỉ vì những thứ linh tinh nhỏ nhặt. Bà cũng khạc vào người tôi lúc đang la hét.
Hét vào mặt bọn trẻ gây vết thương tâm lý khó lành. Đừng làm vậy nữa. Luôn có những cách giao tiếp tốt hơn là la hét.


Lũ trẻ chẳng bao giờ về nhà khi đã chuyển ra ngoài hoặc bắt đầu đi học đại học.

Là tôi, bạn miêu tả đúng tôi rồi.
Cả cha và mẹ tôi đều ly thân năm nay và sẽ tận hưởng Giáng Sinh một mình.
Họ đã tận hưởng được những gì họ đã gieo trồng lên người tôi rồi đấy nhỉ.


Nói những điều như “Mày đúng là nỗi thất vọng”, “Tao ước tao có một đứa con gái hơn là mày”, “Mày phá hủy cuộc đời của tao và mẹ mày”, tôi nghe những điều này năm này qua năm khác.


Trừng phạt mấy đứa trẻ khi chúng đã lớn khi chúng làm trái ý bạn bằng việc im lặng, hoặc nhắn những tin nhắn tổn thương,… qua ngày hôm sau thì hành xử như chẳng có chuyện gì xảy ra. “Mày cứ làm quá mọi chuyện lên”, chỉ nói vậy thôi đó.

Cha mẹ tôi làm vậy khi tôi ở tuổi thiếu niên. Không gặp mặt, chỉ nhắn những tin nhắn gây tổn thương. Qua hôm sau họ lại hành xử như ngày hôm qua không tồn tại. Họ uống rượu suốt khoảng thời gian tôi lớn lên, nên lên đến tuổi trưởng thành thì tôi nghiện rượu và ma túy nặng. Tôi và mẹ cãi nhau hằng đêm, sáng hôm sau mọi chuyện như chưa hề xảy ra. Cố gắng để giải quyết là vô dụng vì bà sẽ gào thét thật to vào mặt. Rồi ba tôi gửi đến mấy tin nhắn nhảm nhí về việc tôi nên tự xấu hổ về bản thân và làm mẹ tôi buồn. Chẳng có bất kỳ hướng giải quyết nào. Chỉ có việc đấu khẩu rồi từ chối cải thiện.


Trớ trêu rằng, đó là những người chưa từng nghĩ bản thân là cha mẹ tồi tệ.


“Tại mày mà tao phải sống chung với ba mày”

Vâng, thưa mẹ.

Câu mà tôi đáp lại là “Con không chọn ông ấy, là mẹ chọn”


Cố hạ thấp con cái của mình như một sự trừng phạt.


Đổ hết sai lầm và hối tiếc của bản thân lên người lũ trẻ.

Và mặt khác, ép buộc cuộc sống của chúng theo ý của bản thân để bù đắp lại những hối tiếc và lỗi lầm trong cuộc sống của mình.

Đúng, không phải lỗi của tôi khi được sinh ra. Và trớ trêu khi ai đó không nuôi dạy con trẻ đúng cách, lại nói rằng chúng lớn lên mất dạy thì còn tệ hơn nhiều.


Tam giác hóa (Triangulation). Sau khi ly hôn, má nói xấu ba với tôi để tôi ghét ba mình. Giờ thì tôi 32 tuổi và vẫn không hiểu được hết bản thân.

Edit: tôi buồn khi biết rằng người giống như tôi có rất nhiều. Nhưng cũng khiến tôi ấm lòng rằng tôi không đơn độc trong việc chữa lành tổn thương.

Mẹ tôi làm như vậy đó. “Nghe lời hoặc tao cho mày về ở với ba mày” là một lời răn đe lúc tôi còn nhỏ. Không có cơ hội để hiểu thêm về ba tôi hay lý do mà họ ly hôn. Ông ấy mất rồi, nên tôi không có cơ hội biết được lý do thật sự.
Edit: mẹ tôi không giết ông. Họ ly hôn rồi ông mất sau đó vài năm.


Nói rằng “Mày còn nhỏ thì biết gì về trầm cảm” và phớt lờ tất cả những dấu hiệu về vấn đề sức khỏe tâm thần.


Luôn cho rằng họ đúng vì họ là người lớn và không để trẻ con nói bất kỳ điều gì.


Không bao giờ nói xin lỗi với trẻ con khi người lớn làm sai.

Đây. Mẹ tôi có vấn đề nghiêm trọng về chuyện này. Bà ấy là đúng, không bao giờ sai. Tôi là nam 43 tuổi, và sau đợt trị liệu năm nay, cuối cùng tôi cũng có thể đối mặt với bà về sự bạo hành mà tôi chịu đựng lúc bé – về mặt tinh thần từ bà, và mặt thể chất từ cha tôi. Bạn biết bà nói gì không? Bà nói, tất cả là lỗi của tôi vì đã khiến cuộc hôn nhân của bà trục trặc, và nếu tôi cố gắng ngoan ngoãn hơn, có lẽ giờ gia đình đã hạnh phúc rồi.

Tôi liên lạc với bà ở mức tổi thiểu nhất vì những lý do như trên.

Tương tự nhé: nói xin lỗi rồi lặp lại sai lầm tương tự và lặp lại và lặp lại. Lời xin lỗi chẳng có ý nghĩa gì nếu không chịu thay đổi.


Tôi không rõ điều này có thế không, nhưng tôi rất ghét khi người lớn nói với nhau về những bí mật xấu hổ của con mình, nói cho cả người lạ luôn đấy. Nó cho thấy rằng những đứa trẻ có lẽ sẽ không tin tưởng cha mẹ của mình.

Giống như mẹ tôi. Bà không biết gì về cuộc sống của tôi nữa, tôi giao tiếp với bà như giao tiếp với người xa lạ vậy.

Ba tôi thường xuyên làm vậy. Tôi có một tuổi thơ khó khăn và làm nhiều thứ khiến bản thân xấu hổ khi nghĩ tới. Mỗi lần tôi làm điều gì tệ hại hoặc xấu hổ, nguyên cả dòng họ và hàng xóm đều biết. Nó làm tôi cực kì antisocial (chống đối xã hội), khó mở lòng và kìm hãm sự trưởng thành của bản thân vì đã dừng giao tiếp với mọi người.


Bắt con trai nhận lấy trách nhiệm trụ cột gia đình vì bạn đơn thân.

Tương tự việc bắt con gái đầu nhận lấy trách nhiệm chăm lo nhà cửa như một bà nội trợ vì bạn đơn thân.

Hoặc đối xử với con gái đầu như một bảo mẫu và giúp việc miễn phí.


Khiến con bạn nghĩ rằng chúng không đủ ngoan ngoãn, không đủ tốt, không đủ giỏi giang.

Mẹ tôi từng nói tôi “Mày là đứa thất bại và mãi mãi là một đứa thất bại”. Tôi nghĩ mãi về câu nói đó mỗi khi đời không như ý hoặc lúc thấy tồi tệ.


Sử dụng con mình như công cụ kiếm tiền từ Youtube.

Hoặc mạng xã hội nói chung.


Xem đứa con như tốt thí trong khi ly hôn hoặc ly thân.

Đúng! Một người bạn thời cấp 3 của tôi là con tốt thí trong cuộc ly dị. Cổ không vượt qua được tổn thương đó, và đã tự vẫn.

Gần được 40 năm rồi.

Ông bố của cháu gái tôi, gọi điện cho con mình, nói nó phải kêu mẹ xin lỗi ổng vì đã chặn số của ổng tối hôm trước. Ông ta tức giận vì cổ không chịu nghe ổng la hét chửi rủa. Đứa trẻ là nơi duy nhất ông ấy giải tỏa được và ổng đổ hết lời chửi rủa thô tục vào con bé. Đúng là người cha của năm luôn.
Vậy nên là, không thể đồng ý hơn được nữa.


Khi Giáng Sinh tới và bạn vui khi không cần phải gặp họ. Khi món quà tuyệt nhất mà họ có thể cho bạn đó chính là sự vắng mặt.

You may also like

Leave a Comment