Điều gì trông có vẻ như vô nghĩa nhưng có thể thao túng hành vi của một người?

by admin
Điều gì trông có vẻ như vô nghĩa nhưng có thể thao túng hành vi của một người?Trả lở…

Điều gì trông có vẻ như vô nghĩa nhưng có thể thao túng hành vi của một người?
Trả lởi bởi Timothy Emmanuel Lim
https://qr.ae/pN40x8
____________________________________
Bạn có bao giờ để ý những chỉnh sửa nhỏ trong môi trường sống của bạn có thể thay đổi cách chúng ta tương tác với mọi vật không?
Một trong những thiết kế đồ nội thất thông minh nhưng ít được chú ý đến mà tôi biết nằm ở tiệm Carl’s Jr, Vivocity, Singapore. Cái bàn mà tôi muốn nói đến nằm ở trong bức ảnh này, phía cuối của nhà hàng (1).
Không phải những cái bàn thông thường cao 0.6 mét mà bạn có thể ngồi một cách thoải mái đâu.
Tôi đang nói về những cái bàn cao với những cái ghế cao như trong bar ấy.
Nó trông như cái hình (2) này.
Giờ thì, vấn đề của những cái bàn này là khi một vài khách đến dùng bữa một mình, và phần lớn họ thường chiếm luôn cả những những chiếc ghế hai bên và đối diện họ, vì họ có thể cảm thấy không thoải mái với người lạ (và tôi nghĩ rằng tôi cũng hơi antisocial) và thích có không gian riêng tư của chính họ.
Cách sắp xếp chỗ ngồi trong các nhà hàng đôi khi có thể trông như hình (3).
Tôi đoán là chúng ta có thể đều hiểu vấn đề khi có một ai đó ngồi đối diện bạn, một số người có thể có hơi thở không được thơm tho lắm, cũng có thể đôi khi bạn không thoải mái khi ai đó nhìn bạn khi bạn đang thưởng thức bữa ăn của mình chẳng hạn.
Tất nhiên, vấn đề ở đây cho thấy cách sắp xếp chỗ ngồi không hiệu quả và có vấn đề như thế nào. Một vài khách hàng ngại và cảm thấy khó xử có thể nghĩ rằng ở đây không có vị trí nào tốt để ngồi dùng bữa, và sẽ lựa chọn dùng bữa ở một quán khác ít “đông đúc” hơn.
Và vấn đề của “thế giới thứ 1” này có một giải pháp rất đơn giản, nhưng cũng vừa khéo léo và sáng tạo.
Những chiếc bàn cao ở Carl’s Jr thật ra trông như hình (4)
Những chiếc vách ngăn trên bàn phân chia hai người ngồi đối diện nhau, và mọi người tự nhiên cảm thấy thoải mái hơn khi ngồi đối diện một người lạ mặt.
Điểm hay ho nhất?
Mọi người vẫn có thể nhìn thấy mặt người đối diện nhưng cái vách ngăn này đã “đánh lừa” tiềm thức của họ về một ranh giới vô hình.
Vậy nên, thiết kế của cái bàn này đã không thật sự giải quyết vấn đề trên, nhưng nó đã chơi đùa với nhận thức không gian của chúng ta và tập trung vào việc chuyển hướng chú ý của chúng ta ra khỏi người đối diện.
_____________
Một ví dụ khác về một vài thay đổi nhỏ đến môi trường trong nhà, được thiết kế để tương tác với người dùng:
Đây là Buddha Tooth Relic Temple nằm ở Chinatown, Singapore.
Nếu bạn đã từng đến thăm ngôi chùa Phật giáo này, bạn có thể sẽ để ý đến một vài chi tiết nhỏ họ thêm vào các cánh cổng. Trong trường hợp này, hãy nhìn cửa ra vào của ngôi chùa này.
Bạn có để ý thấy chi tiết nhỏ vào được thêm vào cửa chùa nếu so với phần lớn những cánh cửa thông thường khác không?
Một gợi ý nhỏ cho bạn, nó có liên quan đến khung cửa.
Khung cửa của ngôi chùa vươn ra khỏi nền nhà và bao quanh cánh cửa, ngăn cách bên trong và bên ngoài ngôi nhà
Nhưng cái này thì ảnh hưởng gì?
Khi một người bước chân qua cánh cửa đó và vào trong ngôi chùa, họ để ý thấy một vách ngăn gỗ nhỏ, và bước qua đấy.
Vậy, để làm gì?
Khi chú ý đến bục gỗ ấy, mọi người thường sẽ nhìn xuống khi họ bước qua đấy.
Điều này khiến mọi người thực hiện một cử chỉ cúi đầu nhẹ nhàng và tinh tế, trước khi bước chân vào ngôi chùa.
Để chắc rằng mọi người đều làm thế để biểu hiện sự tôn trọng đối với một không gian linh thiêng trước khi bước vào, tỏ lòng kính trọng đối với các chủ thể mà họ thờ phụng.
_________________________
Hơi lạc đề một chút, giờ thì nói tiếp đến một ví dụ vĩ mô hơn một tí.
Bạn có bao giờ để ý một nhà thờ/nhà nguyện Thiên Chúa Giáo cao bao nhiêu chưa? Bạn có để ý đến các mái vòm hội tụ phía trên bạn không?
Không chỉ vừa trong ấn tượng và to lớn cùng với chiều cao bên trong, (bạn đoán xem) không gian to lớn ấy còn thay đổi hành vi của người bước vào đó.
Bất cứ khi nào bạn bước chân vào một nhà thờ hoặc một nhà nguyện, bạn sẽ theo bản năng mà nói chuyện nhỏ lại, và điều đầu tiên bạn làm lên nhìn lên trên trần nhà.
Chiều cao của phần lớn các nhà thờ được thiết kế đặc biệt nhằm “thu nhỏ” con người qua việc sử dụng quy mô; mọi người sẽ “cảm thấy” sự quyền năng và kính sợ của Chúa khi bước vào ngôi nhà của ngài – và hiện tượng tâm lý này được thực hiện qua một không gian rộng rãi và tràn ngập ánh sáng xung quanh bạn. Các yếu tố của không gian được đẩy lên đỉnh điểm nhằm tạo ra một sự ấn được được gọi là Genius Loci (Hồn nơi chốn – Spirit of the Place), một bầu không khí đặc biệt chỉ có ở nơi bạn đến.
Chúng ta bị ấn tượng bởi những tòa nhà đó.
___________________
Giờ thì bây giờ chúng ta đã biết những khác biệt nhỏ và những món đồ trang trí thiết kế có thể thay đổi hành vi và sự tương tác của một người với môi trường xung quanh, vậy thì nó hoạt động như thế nào?
Một câu trả lời vô cùng đơn giản.
Các đường nét.
Thị giác của chúng ta được dẫn lối bởi các đường nét. Bất kỳ nơi nào chúng ta đến, bất kỳ thứ gì chúng ta thấy, bất kỳ thứ gì chúng ta tương tác trong một không gian – thị giác của chúng ta được dẫn lối và chỉ dẫn bằng các đường nét.
Khi các nhà kiến trúc sư và các thợ xây trong quá khứ thiết kế nên các tòa nhà, sự nhạy cảm của họ đối với không gian có thể được phản chiếu qua sự chu đáo và chú ý đến các đường nét mà họ vẽ ra trong không gian đó.
Các đường nét được vẽ ra bởi cách chúng ta cảm nhận các góc cạnh, dầm, cột, cổng, cửa, phòng ốc, hội trường, hành lang..v.v..
Ở ví dụ đầu tiên: Con người cảm thấy một “rào chắn vô hình” bởi vì các thanh chắn “vẽ ra” một ranh giới cho không gian cá nhân và riêng tư.
Ở ví dụ thứ hai: Khung cửa không chỉ chia cắt không gian bên trong và bên ngoài, nó còn khiến chúng ta chú ý đến sàn nhà, bạn cúi đầu trước khi bước vào.
Ở ví dụ cuối cùng: Các mái vòm khiến các bạn chú ý đến các cột, các dầm, đến trần nhà; khiến bạn phải nhìn lên trên.
Các đường nét, mặt phẳng, và đặc biệt là kích cỡ có thể thao túng hành vi của một người qua nhận thức về không gian, điều chỉnh sự tương tác của họ với những yếu tố trong không gian.
Đây chỉ là một vài khía cảnh rất thơ và phi thường của kiến trúc và thiết kế.
Chỉ cần các đường nét cũng có thể thao túng hành vi của con người một cách tinh tế, nếu được tính toán và đặt một cách có chủ ý.





You may also like

Leave a Comment