Dịch giả Trịnh Lữ từng chia sẻ: “Tôi thấy mọi người đọc sách nhiều hơn. Nhưng mà xét về việc đọc thì chỉ có mỗi một câu hỏi: Nếu như đọc mà chỉ để đọc thì không cần thiết đúng không? Đọc phải có mục đích. Anh đọc để làm gì? Chứ đọc mà chỉ để đọc thì sẽ dẫn đến cái việc là anh đọc nhiều hơn người ta mà chẳng biết những điều anh đọc được sẽ biến anh thành người như thế nào. Anh có đóng góp được gì với đời bằng những gì anh đọc hay không? Bản thân anh có tốt đẹp hơn nhờ những gì mà anh đọc không?”
“Văn hóa đọc không thể đo bằng số lượng sách anh đọc, mà bởi thái độ và cách đọc của anh.”
Trịnh Lữ là một dịch giả – tác giả có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu – viết sách và biên tập. Ông là người chuyển ngữ thành công cho nhiều tác phẩm nổi tiếng như Rừng Nauy (Haruki Murakami), Cuộc đời của Pi (Yann Martel), Đại gia Gatsby (Francis Scott Key Fitzgerald). Và một số cuốn sách do ông biên soạn như Ghi chép, Vẽ gì cũng là tự họa.
Bạn có đồng ý với quan điểm của ông không? Và tại sao?
Chia sẻ được trích từ bài phỏng vấn dịch giả Trịnh Lữ trên podcast Have a sip của Vietcetera.