Điều gì thúc đẩy bạn hành động và phát hiện ra giá trị của việc sinh tồn? Tại sao mỗi người lại có tính cách khác nhau?… Trong cuốn “Bí quyết đọc tâm”, tác giả đã đưa ra những lý giải khoa học và sáng tạo về mối quan hệ giữa động cơ và hành vi của con người, là chìa khóa giải đáp cho những câu hỏi trên.
Trước tiên, nói đến vật (vật chất) và tâm (tinh thần), có thể hiểu như sau: Vật là những thứ tồn tại hữu hình “mắt có thể nhìn thấy, tay có thể chạm vào”, còn tâm lại là hoạt động tâm lí vô hình, không thể cầm nắm, càng không thể nhìn thấy được. Vậy, chúng ta phải tìm hiểu nó bằng cách nào? Tâm lí học chính là chìa khóa cho câu hỏi trên.Có người nói, ngày nay chính là thời điểm chuyển đổi từ thời đại vật chất sang thời đại tinh thần. Quả đúng như vậy, cùng với sự phát triển của kinh tế và những thành tựu của cuộc cách mạng công nghệ, chúng ta đang có đời sống vật chất vô cùng đầy đủ. Tuy nhiên, trái ngược với sự tiến bộ của vật chất, đời sống tinh thần của chúng ta có vẻ như ngày càng đi xuống.
“Tâm lí học là một ngành chuyên nghiên cứu về “tâm” của con người. Tuy nhiên, những hoạt động tâm lí của con người lại là thứ mà chúng ta không thể quan sát được bằng mắt mà phải thông qua những biểu hiện hình thức bên ngoài, hay còn gọi là “hành vi”. Do đó, muốn hiểu được nội tâm của con người hoạt động như thế nào, bắt buộc phải tìm hiểu qua những biểu hiện tâm lí thể hiện ra bên ngoài.”
Cổ nhân cho rằng, “tâm” chính là bộ phận tư duy của con người nên ngoài nghĩa mặt chữ là trái tim, nó còn để chỉ tác dụng của trái tim. Trong Tâm lí học ngày nay, trước hết, “tâm” là để chỉ những vấn đề về cảm giác và tri giác, sau đó mới đến động cơ của hành động, hay còn gọi là vấn đề dục vọng.
Tất cả mọi hành vi của con người đều có động cơ nhất định. Do đó, muốn nghiên cứu hiện tượng tâm lí của con người, trước tiên phải nắm bắt được mối quan hệ giữa động cơ và hành vi xuất phát từ động cơ đó.
“Cùng một trạng thái tâm lí nhưng hành vi mà con người lựa chọn – biểu hiện ra bên ngoài của mỗi người – lại không hề đồng nhất. Nếu chỉ đơn giản nhìn vào biểu hiện hành vi bên ngoài giống nhau sẽ không thể phán đoán được tâm lý của một người. Nói cách khác, hành vi mà con người thể hiện ra bên ngoài không hoàn toàn tương ứng với tâm lí của người đó, không phải một hành vi sẽ biểu hiện một trạng thái tâm lí, mà có thể là một hành vi nhiều trạng thái tâm lí, nhiều hành vi – một trạng thái tâm lí hoặc nhiều hành vi – nhiều trạng thái tâm lí. Thông qua tâm lí học, có thể sử dụng rất nhiều phương pháp để tìm hiểu mối quan hệ giữa hành vi và tâm lí.”
Cho dù là ở trong trường học hay ngoài xã hội, điều gì thúc đẩy bạn hành động và phát hiện ra giá trị của việc sinh tồn? Tại sao mỗi người lại có tính cách khác nhau?… Trong cuốn “Bí quyết đọc tâm”, tác giả đã tập trung bàn luận về những vấn đề liên quan đến Tâm lí học như hành vi cá nhân, hành động tập thể, các phương pháp thúc đẩy phát triển hành vi, nâng cao mối quan hệ xã hội, hay những vấn đề mà ai cũng có thể gặp phải trong đời sống hằng ngày.
Vận dụng nội dung sách, người đọc sẽ tìm ra được những cách giải quyết khoa học và sáng tạo cho những vấn đề lớn như làm thế nào để đạt được sự cân bằng giữa nguyện vọng, năng lực và tình cảm trong cuộc sống và các mối quan hệ xã hội phức tạp ngày nay, làm thế nào để có thể tồn tại được trong “thời đại nội tâm”.
Đây là cuốn sách không thể bỏ lỡ dành cho những bạn muốn hiểu biết sâu hơn về Tâm lí học và biết cách ứng dụng Tâm lí học vào cuộc sống hàng ngày.
Minh Long