DRACULA – GÃ BÁ TƯỚC HÚT MÁU THỜI TRANG HAY VAMP STYLE?(Trong hang toàn là dơi thôi)

by admin

Trong thế giới tiểu thuyết và điện ảnh, thể loại kinh dị/horror là một thứ vĩnh cửu, bất diệt. Giống như những nhân vật “kim cang bất hoại” với dòng máu bất tử chảy trong người, có một số nhân vật trong thể loại kinh dị sống mãi với văn hóa pop culture. Chúng ta có Frankenstein, chúng ta có Freddy Krueger, chúng ta có Pennywise, Hannibal Lecter – và tất nhiên không thể thiếu được gã ma cà rồng/vampire khét tiếng – bá tước Dracula.

Dracula – gã vampire nhà giàu được sản sinh vào năm 1897 bởi dưới tay viết tiểu thuyết mang tên Bram Stoker. Kể từ đó, vampire/ma cà rồng nói chung và Dracula nói riêng đã trở thành một biểu tượng của văn hóa đại chúng – ảnh hưởng rất nhiều tới âm nhạc, lifestyle, nghệ thuật và tất nhiên rồi – không thể thiếu thời trang được. Hẳn những ai thuộc thế hệ 9x đời đầu – giữa đều không quên series Twilight đình đám – một câu chuyện tình giữa ma cà rồng và người – của hai nhân vật nổi tiếng sau này là Robert Pattinson và Kristen Stewart. Hay hình tượng con dơi – cũng mang cảm hứng nhiều từ gã bá tước quyền lực này – nằm trong DCU, chẳng ai khác ngoài Kị Sĩ Bóng Tối Batman.

Căn bản – Dracula hay bá tước Dracula là một kẻ danh gia vọng tộc, gã sở hữu riêng cho mình một tòa lâu đài nhuộm màu kì bí tại đỉnh núi Carpathian, trực thuộc Transylvania. Là kẻ có tiếng nói và danh hiệu cao quý, nên theo truyện cũng như những lời kể dân gian, Dracula hay mặc những bộ suits màu đen sang trọng, những chiếc tuxedo thẳng lề mượt lối, không quên là chiếc gậy quý tộc cùng con mũ top-hat gắn liền với nhân vật này. Dẫu sao – đây cũng chỉ là nhân vật theo sự tưởng tượng của con người – và nhà văn đã xây dựng Dracula dựa trên phong cách ăn mặc của giới thượng lưu giai đoạn thế kỉ thứ 18-19. Đó là nguồn gốc của cái gọi là “Phong cách Vamp” mà các bạn có thể theo dõi trên mạng xã hội. Sự giao thoa giữa những trang phục của quý tộc màu đen hay đỏ velvet, của những cảm hứng từ Victorian era. Nghe quen thuộc không nhỉ? Đúng vậy, chúng ta đã nghe qua hoặc xem qua những fashion inspo với cụm từ gothic.

Nhưng hình tượng đó ảnh hưởng khá nhiều lên văn hóa đại chúng và thời trang. Dracula trở thành một trong những nhân vật kinh dị được yêu thích nhất thời gian đó (Và vẫn sống mãi tới bây giờ) – người ta yêu thích sự màu đen huyền bí, bí ẩn của gã bá tước xứ Transylvania nên khá nhiều người đã copy cách ăn mặc của gã xuất hiện lên các dạ hội, các buổi tiệc tùng , lễ hội hóa trang.
Chẳng thế mà – Alexander Mcqueen đã trình diễn một collection mang đậm phong cách Vampire/Dracula ở mùa Fall 2009 Menswear. Những gã đàn ông mặt lạnh như tiền, mặc đồ đen head-to-toe, cầm gậy và đội mũ top-hat đặc trưng cùng phần makeup mắt cho chúng ta sự ớn lạnh của giống loài ma cà rồng. Bên cạnh đó, những chiếc áo nhung màu đỏ bầm, màu của máu cũng được sử dụng khá nhiều trong Fall 2009 của Mcqueen. Bên cạnh những chiếc quần da bó sát theo đúng duy ý chí của Alex, Fall 2009 đã thể hiện một UK vibe, một thần thái của những quý ngài bá tước sang trọng trong Hoàng gia anh, một sự quyến rũ không thể chối từ.

Chưa hết – từ thời xưa phải nói hiện tại. Hẳn ai cũng biết UNDERCOVER của Jun Takahashi nhỉ – ông là một người khá thích thể hiện tầm ảnh hưởng văn hóa mới tới công chúng hơn là việc bám sát vào truyền thống như những người khác. Đó là lí do UDC ra khá nhiều collections mang âm hưởng của âm nhạc, nghệ thuật và đặc biệt là phim ảnh. Ultraman, A Clockwork Orange, A Space Odyssey thì không có lí nào Jun Takahashi không khai thác hình ảnh của Dracula cả.

Đầu tiên là bộ collab giữa Undercover và thương hiệu đến từ Pháp Carne Bollente vào năm 2018 – sử dụng xu hướng đường phố, những sản phẩm như coach jackets, sweater, tees, shirt và caps, nổi bật cùng với artwork khá “nóng” và bạo khi một nhân vật nữ trần truồng – bên cạnh thì hẳn ai cũng biết rồi đó – Dracula (Và có thêm cả Frankenstein).

Nhưng đỉnh cao nhất vẫn phải nói tới bộ Xuân/Hạ 2020 – khi Undercover trình làng collection mang đậm hình ảnh của gã bá tước Dracula. Tuy nhiên không theo kịch bản gốc (hay nguyên văn là unauthorized adaption của tiểu thuyết Dracula – Bram Stoker), Nosferatu được sản xuất năm 1922 được đạo diễn bởi Murnau kể về gã ma cà rồng gây ám ảnh tên là Count Orlok với bóng đi ghê rợn của hẳn. Undercover S/S20 đã miêu tả hình dáng của Orlok xuyên suốt bộ sưu tập với các chi tiết black-black, ẩn nổi đầy tinh tế. Bên cạnh đó việc mạng nhện được thêu cũng mang tới cảm giác chân thực về quý ngài ma cà rồng cho những ai được xem, được trải nghiệm.
Còn ti tỉ và ti tỉ những collections, những fashion designer khai thác hình ảnh Dracula và vẫn thổi hồn được vào vibe đồ của mình. Kể ra không hết, nhưng mình chỉ mong các bạn nhớ về một gã nhân vật kinh dị sống mãi trong văn hóa đại chúng và thời trang suốt các thế kỉ vừa qua. Còn cách chúng ta tạo ra phong cách này, phong cách nọ thì thực ra chúng vẫn đến từ một cội nguồn nhất định. Tại thời điểm hiện tại sự bùng nổ thông tin và sự ảnh hưởng của những người nổi tiếng thì đây là cơ nguyên của cái Vamp Style được dựa trên một trong những mảng ảnh hưởng giới trẻ nhiều nhất : Rapping.

Playboi Carti – tự xưng là “King Vamp” cùng với bìa album Whole Lotta Red tạo sự liên tưởng tời những bộ phim hay tiểu thuyết kinh dị ngày xưa. Dòng chảy rap đã biến chuyển và phát triển đa dạng nhiều hơn – Punk Rap được hình thành và đón nhận bởi nhiều người nghe. Thế giới của nhạc rap hòa quyện với những câu chuyện xung quanh, những câu chuyện thần thoại và thời trang – với nhiệm vụ là trang phục, là thứ cần thiết trong mỗi màn trình diễn/ mỗi MVs đã mở ra một niềm cảm hứng với giới trẻ. Một thế hệ niche hơn, kén người nghe hơn với các Lil Vampire sau Playboi Carti hay Lil Uzi Vert là Yung Kayo, Mario Judah hay Ken Kar $. Hình tượng vampire tạo ra tính thẩm mỹ nhất định khi nó mang tới một thông điệp là “Đánh bại sự sợ hãi” – vì đơn giản ngày xưa đứa trẻ nào cũng sợ quỷ – ma cà rồng cả. Nhưng khi lớn lên, trưởng thành với những nỗi sợ sâu sắc – những con người mong muốn “hồi sinh” với khả năng siêu việt của mình, với âm nhạc của mình để lật đổ những thứ xung quanh họ. “Sự sợ hãi” có thể bao gồm những tiêu chuẩn thường thấy trong rapping, trong hiphop.

You may also like

Leave a Comment